Trang chủ » Tài liệu kế toán » Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế là điều tất yếu với bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam cần sớm có những hành động để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển không những ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế với những thuận lợi nhiều hơn về mặt chính sách. Quá trình áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham khảo cách thức, kinh nghiệm của các quốc gia. Từ việc phân tích một số vấn đề trong quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Singapore và Malaysia, bài viết sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
cong-viec-ke-toan-thue

Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS8-) từ năm 2009 sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Hiện nay, hơn 80 khu vực pháp lý đã áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV hoặc đã công bố kế hoạch thực hiện.
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV được chia thành 35 phần, được thiết kế cho các công ty nhỏ, tập trung vào các nhu cầu của người cho vay, chủ nợ và người dùng khác với mối quan tâm chính là thông tin về luồng tiền, thanh khoản và khả năng thanh toán. Bộ tiêu chuẩn này gồm 230 trang được cho là ngắn gọn hơn nhiều so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đầy đủ (hơn 3000 trang).
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV đơn giản hóa hơn so với IFRS đầy đủ: (1) Một số chủ đề trong IFRS đầy đủ được bỏ qua vì được cho là không điển hình với DNNVV, (2) Bỏ qua một số lựa chọn chính sách kế toán trong IFRS đầy đủ, (3) Đơn giản hóa trong ghi nhận và đo lường, (4) Yêu cầu về trình bày ít hơn (giảm khoảng 90 phần trăm so với IFRS đầy đủ), (5) Trình bày bằng tiếng Anh dễ hiểu và dễ dịch.
Trong quá trình thực hiện, IASB đã có nhiều hỗ trợ giúp thực hiện trơn tru và nghiêm ngặt các yêu cầu của Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV. Các hỗ trợ IASB đang cung cấp miễn phí, bao gồm: Nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV và Hướng dẫn thực hiện đi kèm các báo cáo tài chính minh họa, bản dịch của các tiêu chuẩn và các tài liệu kèm theo (25 ngôn ngữ), tài liệu đào tạo tự học toàn diện trong một số ngôn ngữ; Các hội thảo đào tạo khu vực được tổ chức trên toàn thế giới, tập trung vào nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, bản tin cập nhật Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV miễn phí hàng tháng; Bản thuyết trình từ các hội thảo tập huấn và các tài liệu khác; Bản trình bày của các thành viên IASB và nhân viên về Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV; Hướng dẫn cho các thực thể siêu nhỏ để khuyến khích áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn.
Kinh nghiệm áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Singapore
Khác với Liên minh châu Âu (EU), Hồng Kông, Nhật Bản và Anh, Singapore không có sẵn một quy định riêng về báo cáo tài chính (BCTC) cho các tổ chức nhỏ. Đây là điểm giống với Việt Nam ở hiện tại và là lý do vì sao tác giả chọn Singapore là một điển hình cho bài viết này. Tất cả các công ty thành lập tại Singapore, bất kể quy mô hoặc mức độ lợi ích công cộng đều phải tuân thủ Luật công ty và Tiêu chuẩn BCTC Singapore (SFR), trong đó phần lớn được lấy từ IFRS đầy đủ.
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASC) đã nhận được phản hồi về những gánh nặng khi áp dụng Tiêu chuẩn BCTC Singapore ở nhiều công ty tư nhân nhỏ, sự khác biệt trong yêu cầu về mức độ và phạm vi công bố thông tin ở những người sử dụng BCTC. Hầu hết các ngân hàng khi xem xét liệu để mở rộng cho vay thì thường có xu hướng dựa vào sự đảm bảo cá nhân/tài sản đảm bảo được cung cấp bởi các giám đốc và/hoặc cổ đông của các công ty, chứ không phải là BCTC.
Năm 2008, ASC đã thành lập một nhóm chuyên trách xem xét khả năng ban hành quy định riêng về BCTC đối với các DNNVV tại Singapore. Với tất cả những lý do nêu trên thì hầu hết các ý kiến cho rằng cần thiết có một tiêu chuẩn riêng về BCTC cho DNNVV.
Tại Singapore, một cuộc tham vấn rộng rãi đã được thực hiện từ 12/5 – 30/6/2008 về các tiêu chí để một tổ chức được coi là DNNVV và áp dụng quy định riêng về BCTC. Nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ khái niệm “trách nhiệm công cộng” và một DNNVV cần đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí: (1) Tài sản ròng không lớn hơn 15 triệu đô la Singapore; (2) Doanh thu hàng năm không quá 15 triệu đô la Singapore (3) Số lượng trung bình của người lao động không hơn 200. Tuy nhiên, khi xem xét lại thì các tiêu chuẩn trên phù hợp với nhóm công ty đang ở giai đoạn chuẩn bị niêm yết hơn. ASC đã tiến hành thảo luận tập trung với một nhóm công ty được chọn.
Tháng 3/2010, các tiêu chuẩn chính thức được ban hành. Một thực thể đủ điều kiện để sử dụng các tiêu chuẩn BCTC Singapore cho các thực thể nhỏ nếu đáp ứng các tiêu chí định tính và định lượng: không phải công khai trách nhiệm, công bố báo cáo tài chính nói chung mục đích cho người sử dụng bên ngoài và đáp ứng các nghĩa của một “thực thể nhỏ”.
Một thực thể hội đủ điều kiện như là một thực thể nhỏ nếu nó đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau đây: (1) Tổng doanh thu hàng năm không quá 10 triệu đô la Singapore (khoảng 7,5 triệu USD); (2) Tổng tài sản không quá 10 triệu đô la Singapore (khoảng 7,5 triệu USD); (3) Tổng số lao động không quá 50 người. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện Tiêu chuẩn BCTC Singapore đầy đủ nếu không đáp ứng các tiêu chí trên trong 2 năm liên tiếp.
ASC cho rằng tiêu chí này là phù hợp để giảm thiểu các vấn đề không thể so sánh được trong khi cho phép ít nhất 80% các công ty tại Singapore đủ điều kiện sử dụng tiêu chuẩn BCTC Singapore. Như vậy, không phải tất cả các công ty Singapore đáp ứng định nghĩa “DNNVV” của IASB đều đủ điều kiện để sử dụng Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho thực thể nhỏ.
Một văn bản thỏa thuận gồm những nội dung trên đã được ban hành với mục đích thông báo cho công chúng về việc có thể ban hành Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho các thực thể nhỏ ở Singapore. Các thành viên của công chúng và các bên liên quan đều có thể gửi ý kiến về các dự định của ASC. Đến 30/11/2010, ASC đã ban hành Tiêu chuẩn BCTC cho các thực thể nhỏ (SFR cho các thực thể nhỏ). Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ 01/01/2011.
Các Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho thực thể nhỏ dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV, tuy nhiên, tài liệu tham khảo là Tiêu chuẩn BCTC Singapore thay vì IFRS. Nó có dung lượng các trang bằng khoảng 10% Tiêu chuẩn BCTC Singapore đầy đủ, được viết bằng tiếng Anh một cách dễ hiểu. Số lượng yêu cầu thuyết minh (đặc biệt là đối với công cụ tài chính) cũng được đơn giản hóa và giảm đáng kể.
Malaysia
Malaysia là một trong những nước đang phát triển ở châu Á. Trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm DNNVV ở đây có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam (chiếm 97,3% tổng số cơ sở kinh doanh tại Malaysia), phần lớn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và công trình xây dựng, được chia thành 3 nhóm là: siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia (MAS8-) là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán.
Trước khi áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV, ở Malaysia có 2 bộ tiêu chuẩn cho các tổ chức tư nhân: Chuẩn mực báo cáo cho thực thể tư nhân – Private Entity Reporting Standards (Pers) và Chuẩn mực báo cáo cho các đối tượng cá nhân – Malaysian Private Entities Reporting Standard (MPERS)
Năm 2013, một dự thảo tiếp xúc với những đề xuất sửa đổi chuẩn mực kế toán cho thực thể tư nhân được thực hiện. Một là, sẽ áp dụng một khuôn khổ BCTC riêng Chuẩn mực báo cáo cho các đối tượng cá nhân cho tất cả các tổ chức khu vực tư nhân, thay thế các Chuẩn mực báo cáo cho thực thể tư nhân. Hai là, sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV trong 3 lĩnh vực: thuế thu nhập, bất động sản, miễn chuẩn bị BCTC hợp nhất.
Malaysia thay đổi những nội dung này với mục đích cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người dùng, tăng khả năng so sánh với BCTC của các thực thể tư nhân ở các nước khác, giảm độ phức tạp, hoặc đề nghị IASB xem xét các yêu cầu khác trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV hiện hành (yêu cầu về thuế thu nhập).
Tháng 02/2014, MASB đã ban hành “Chuẩn BCTC cho các tổ chức tư nhân, thực thể cá nhân Malaysia” (MPERs). Các đơn vị đủ điều kiện có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 Tiêu chuẩn nêu trên hoặc Tiêu chuẩn Financial Reporting (SX, tương đương với IFRS). Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ 01/01/2016. Các hướng dẫn tương tự như của IASB trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV trừ yêu cầu về thuế thu nhập, hoạt động phát triển bất động sản và một số thay đổi trong thuật ngữ.
Tuy nhiên, tháng 05/2015, IASB công bố sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV, vì vậy MASB cũng sửa đổi Chuẩn BCTC cho các tổ chức tư nhân, thực thể cá nhân cho tương ứng. Sau khi sửa đổi, những khác biệt giữa 2 bộ chuẩn mực về thuế thu nhập không còn nữa. Phiên bản 2014 vẫn áp dụng từ 01/01/2016, những nội dung sửa đổi sẽ áp dụng từ 01/01/2017. Động thái này cho thấy sự hòa hợp một cách tối đa nhất có thể, với mong muốn tiệm cận gần nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế, không phải sự hòa hợp mang tính hình thức của Malaysia.
Điều này là hoàn toàn có lợi cho bản thân DNNVV khi cập nhật luôn Chuẩn BCTC cho các tổ chức tư nhân, thực thể cá nhân trước khi áp dụng vào 2016, “đón đầu” trong những quy định về thuế thu nhập cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa MASB và IASB khi triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế. Như vậy, tổ chức tư nhân có thể chọn khung kế toán như sau:
– Chuẩn mực báo cáo cho thực thể tư nhân – PERS: có hiệu lực đến 01/01/2016.
– Chuẩn mực báo cáo cho các đối tượng cá nhân – MPERS: có hiệu lực từ 01/01/2016.
– Chuẩn mực BCTC – SX: Được coi là đã hội tụ hoàn toàn với IFRS đầy đủ từ 2012 (bắt buộc với công ty niêm yết).
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Sự hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, sâu và toàn diện như hiện nay. Qua phân tích những vấn đề trong quá trình áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV tại Singapore và Malaysia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là, cần có lộ trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế một cách thận trọng, nên để các doanh nghiệp lớn (niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước. Cả Singapore và Malaysia đều áp dụng IFRS đầy đủ trước rồi mới đến Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV. Đây là một thuận lợi bởi một số nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV vẫn phải tham khảo chéo IFRS đầy đủ.
DNNVV hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế sau có phần hợp lý hơn bởi chúng vốn được coi là có trình độ quản lý, kế toán bị hạn chế. Khi đó, tài liệu tham khảo với DNNVV có thể không phải là IFRS đầy đủ nữa mà là chuẩn mực kế toán đã được điều chỉnh từ IFRS, sự tham khảo chéo này mang lại nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp (trường hợp Singapore tài liệu tham khảo cho DNNVV là SFR thay vì IFRS).
Hai là, nên xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV như một ngôn ngữ kinh doanh chung trên toàn cầu. Nó giúp cho thông tin có thể so sánh được trên diện rộng, song, không phải là phù hợp hoàn toàn với tất cả các nước có trình độ phát triển kinh tế và chuẩn mực kế toán khác nhau. Cần hướng đến mục đích giúp cho thông tin hữu ích hơn cho người dùng, giảm độ phức tạp, hoặc đề nghị IASB xem xét các yêu cầu khác trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV hiện hành (yêu cầu về thuế thu nhập – trường hợp Malaysia).
Ba là, sự hòa hợp cần toàn diện và triệt để nhất có thể, thậm chí là đón đầu. Phiên bản năm 2014 ở Malaysia trước khi có hiệu lực vào 01/01/2016 đã được sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV trong thời gian đó (IASB sửa đổi năm 2015). Những sự khác biệt về thuế thu nhập trong phiên bản 2014 của Malaysia chính là những nội dung đề nghị IASB xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV.
Sau khi chỉnh sửa thì những khác biệt về thuế thu nhập không còn nữa. Điều này cho thấy sự phối kết hợp chặt chẽ giữa MASB và IASB, giúp tiết kiệm chi phí cho những nước triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế và tạo sự thuận tiện cho DNNVV khi tiếp cận chuẩn mực này. Bản thân IASB cũng cắt bớt được “độ trễ” trong quá trình hỗ trợ các nước thông qua Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV sửa đổi.
Bốn là, cần làm rõ những thuật ngữ quan trọng để những rào cản về ngôn ngữ không làm ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng và nội dung của chuẩn mực. Điều này là rất quan trọng với Việt Nam khi IFRS đầy đủ chưa được áp dụng, tiếng Anh không phải là thứ ngôn ngữ phổ biến và hệ thống Luật pháp còn chưa phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. ASC (2007), Proposed finacial reporting standard;
2. Deloite (2010), Statement of Intent – SFRS for Small Entities;
3. Lim Ju May & Ang Sun Lii (2014), SFRS for Small Entities – Why Not Jump On The Bandwagon?, IS Chartered Accountant, (pg 50-53);
4. Deloite (2015), Malaysia adopts framework for SMEs;
5. IASB (2016), Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV;
6. Deloite (2013), New proposals for private entity reporting in Malaysia.
Bài đăng trên tạp chí Tài chính kỳ I tháng 9/2016
ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

 Xem thêm:>> Hướng dẫn cách xử lý chứng từ về chi phí máy bay
Bạn có thể quan tâm:

Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học

Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)

B脿i vi岷縯 li锚n quan:

Comments are closed.

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Nguyễn Cơ Thạch - Từ Liêm - Hà Nội
CS3 :KĐT Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : 200 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 71 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Lê Văn Thịnh - P. Suối Hoa - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS13 : Nguyễn Văn Cừ - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS15 : Chu Văn An - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS17 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS18 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS19 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS20 : Chu Văn An - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS21 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS24 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS25 : Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
 CS27: Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu