Biện pháp nào để đóng thuế ít nhất?
Biện pháp nào để đóng thuế ít nhất?
Câu hỏi đặt ra ở đây có biện pháp nào để đóng thuế ít nhất?
Chắc hẳn đây là một câu hỏi được không chỉ doanh nghiệp mà cả các bạn làm kế toán thuế rất quan tâm và muốn tìm lời giải. Hằng ngày vẫn trong các trang báo mạng vẫn đưa tin về ông B bà C bị bắt về trốn thuế, hay lậu thuế. Thuế là một khoản ngân sách mà bạn phải nộp, vi vậy có cách nào để bạn giảm số thuế phải nộp mà không vị phạm pháp luật như những trường hợp ông B và bà C.
Có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng là khá gần nhau’Trốn thuế“, “Tránh thuế” và “Lập kế hoạch thuế“, và nếu cách làm không tốt có thể khiến bạn mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật nhưng lại thành ra có tội.
– Trốn thuế đó là việc sử dụng các phương thức mà pháp luật không cho phép để bớt giảm số thuế phải nộp. Có hai trường hơpk chính là (1) giấu(hay che đậy) thông tin mà bạn phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không cho ra hoá đơn để giảm doanh thu (2) tạo ra thông tin sai sự thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Chính vì vậy mà việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.
– Tránh thuế thì khó định nghĩa hơn một chút. Ở một khía cạnh nào đó, đó là việc sử dụng cách làm trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hay áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch. Ở đây chúng ta phải rất thận trọng vì nếu lỡ một bước chân có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế bất hợp pháp.
– Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát(rộng) hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá số thuế chứ không phải là giảm thiểu. Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của việc làm này có thể là khiến một số chi phí khác tăng lên hoặc giảm thu nhập. Tối ưu hoá thuế, là cách làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hay gia tăng các chi phí khác. Nói cách khác là bạn hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nhưng bù lại thì tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm tốt việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.
Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định thời gian nào, làm như thế nào và quyết định liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.
Có bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách:
Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ.
– Phương thức 1: Tạo mới là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.
– Phương thức 2: Chuyển đổi là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi
– Phương thức 3: Thời gian là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.
– Phương thức 4: Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.
Đọc xong bài viết nếu các bạn muốn hỏi rõ hơn các vấn đề trên thì có thể tham gia một khóa học tại Địa chỉ học kế toán thuế của Trung tâm kế toán Hà Nội. Chúng tôi sẽ truyền dạy cho bạn cách“ Tối ưu hóa chi phí thuế phải nộp” một cách hiệu quả nhất.