Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mai
Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng, việc kế toán khoản chiết khấu thương mại trên thực tế như thế nào là một vấn đề mà nhiều giảng viên, học viên ngành kế toán doanh nghiệpvà các nhân viên kế toán rất quan tâm. Do vậy bài viết sẽ đề cập cụ thể thực tế về kế toán khoản chiết khấu thương mại để giúp người học, các giảng viên và các nhân viên kế toán tiếp cận một phần hành kế toán
Trường hợp 1. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được chiết khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên Hóa đơn GTGT lần cuối cùng
=> Khoản CKTM trong các trường hợp này được hạch toán vào TK 5211.
Ví Dụ: Ngày 20/12/2016 Công ty A ký hợp đồng số 01-1214-AB với Công ty B: Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000VND/1 cái (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại 10%.
– Ngày 20/12/2016: Công ty B mua 7 cái. (Lần mua hàng này vì chưa đủ số lượng của chương trình chiết khấu nên chưa được chiết khấu, công ty A vẫn xuất hoá đơn cho công ty B với giá 10.000.000 VND)
– Ngày 25/12/2016: Công ty B mua 3 Cái (Lần mua hàng này tính tổng lượng hàng công ty B mua đã đủ 10 chiếc, như vậy công ty B được chiết khấu thương mại 10%)
=> Công ty A khi viết hoá đơn lần cuối cùng này sẽ trừ phần chiết khấu thương mại 10% của toàn bộ hợp đồng và Tổng số tiền chiết khấu là: 10*10.000.000*10%= 10.000.000 VND
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
1. BÊN BÁN HẠCH TOÁN
– Ngày 20/12/2016:
Nợ TK 112,131: 77.000.000 VND
Có TK 511: 70.000.000 VND
Có TK 3331: 7.000.000 VND
– Ngày 25/12/2016
Hạch toán doanh thu bán hàng
Nợ TK 112,131: 33.000.000 VND
Có TK 511: 30.000.000 VND
Có TK 3331 : 3.000.000 VND
Hạch toán chiết khấu thương mại
Nợ TK 5211: 10.000.000 VND
Nợ TK 3331: 1.000.000 VN
Có TK 112,131: 11.000.000 VND
2. BÊN MUA HẠCH TOÁN
– Ngày 20/12/2016:
Nợ TK 152,156,: 70.000.000 VND
Nợ TK 133: 7.000.000 VND
Có TK 112,331: 77.000.000 VND
– Ngày 25/12/2016
Hạch toán tiền mua hàng:
Nợ TK 152,156,..: 30.000.000 VND
Nợ TK 133: 3.000.000 VND
Có TK 112,331: 33.000.000 VND
Hạch toán chiết khấu thương mại
Nợ TK 112,331: 11.000.000 VND
Có TK 133: 1.000.000 VD
Có TK 152,156…: 10.000.000 VND
– Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 511 – 10.000.000 VND
Có TK 5211 – 10.000.000 VND
Trường hợp 2. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua:
– Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại , thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
=> Khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 5211. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Ví dụ : Ngày 22/12/2016 Công ty A có chương trình chiết khấu thương mại từ ngày 22/12/2016 đến 31/12/2016 như sau: Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000/1 cái (giá chưa có thuế), sẽ được hưởng chiết khấu thương mại là 10%.
Ngày 25/12/2016 Công ty B mua 10 sản phẩm X theo hợp đồng thì được hưởng chiết khấu thương mai là 10%. (tức 1.000.000 VND/1 sản phẩm)
=> Giá bán chưa thuế là: 10.000.000 – 1.000.000 = 9.000.000.
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
1. BÊN BÁN HẠCH TOÁN
Nợ TK 112,131: 99.000.000 VND
Có TK 511: 90.000.000 VND
Có TK 3331: 9.000.000 VND
2. BÊN MUA HẠCH TOÁN
Nợ TK 152,156,..: 90.000.000 VND
Nợ TK 133: 9.000.000 VND
Có TK 112,331:99.000.000 VND
Trường hợp 3. Nếu kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hoá đơn:
-Trường hợp Công ty mua hàng nhiều lần, người bán có chương trình giảm giá, chiết khấu thương mại do mua đạt được doanh số nhất định, số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì người bán được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Ví dụ: Công ty A có chương trình chiết khấu từ ngày 20/12/2016 đến 31/12/2016 Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000/1 cái (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại 10%(1.000.000 VND/1 sản phẩm X). Nếu kết thúc chương trình tức là hết ngày 31/12/2016 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu TM
– Ngày 20/12/2016: Công ty B mua 7 cái. ( công ty A xuất hoá đơn 0000955 cho công ty B với giá 10.000.000 )
– Ngày 25/12/2016: Công ty B mua 3 Cái ( công ty A xuất hoá đơn 0001001 cho công ty B với giá 10.000.000 )
=> Sau ngày 31/12/2016 (Hết chương trình chiết khấu) xét thấy công ty B đạt chỉ tiêu của chương trình chiết khấu thì công ty A xuất hoá đơn điều chỉnh cho 2 hoá đơn 0000955 và 0001001 như sau
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
BÊN BÁN HẠCH TOÁN:
– Ngày 20/12/2014 Hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112,131: 77.000.000 VND
Có TK 511: 70.000.000 VND
Có TK 3331: 7.000.000 VND
– Ngày 25/12/2014 Hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112,131: 33.000.000 VND
Có TK 511: 30.000.000 VND
Có TK 3331 : 3.000.000 VND
=> Khi hết chương trình chiết khẩu Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 5211: 10.000.000 VND
Nợ TK 3331: 1.000.000 VN
Có TK 112,131: 11.000.000 VND
– Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 511 – 10.000.000 VND
Có TK 5211 – 10.000.000 VND
BÊN MUA HẠCH TOÁN:
– Ngày 20/12/2016 Hạch toán chi phí mua hàng
Nợ TK 152,156: 70.000.000 VND
Nợ TK 133: 7.000.000 VND
Có TK 112,331: 77.000.000 VND
– Ngày 25/12/2016 Hạch toán chi phí mua hàng
Nợ TK 152,156,..: 30.000.000 VND
Nợ TK 133: 3.000.000 VND
Có TK 112,331: 33.000.000 VND
=> Khi hết chương trình chiết khẩu Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại
Nợ TK 112,331: 11.000.000 VND
Có TK 133: 1.000.000 VD
Có TK 152,156…: 10.000.000 VND
Xem thêm:>> Lưu ý khi lập báo cáo tài chính
Bạn có thể quan tâm:
Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học
Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)