Sửa luật thuế, doanh nghiệp vốn mỏng sẽ gặp khó?
Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí hợp lý đối với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế được trình ra Quốc hội xem xét cho biết.
Theo đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), quy định trên nhằm sửa đổi những bất cập trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và được thể hiện trong Khoản 3 Điều 1 dự thảo.
Bất cập được chỉ ra là không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn tới tình trạng doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu rất cao.
Theo Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp có khoản vay vốn sản xuất kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của doanh nghiệp và cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước.
“Việc bổ sung quy định về vốn mỏng là cần thiết nhằm phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích tích tụ, đầu tư trực tiếp phù hợp điều kiện Việt Nam và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế”, đại diện Bộ Tài chính nêu rõ.
Bộ Tài chính cũng khẳng định, từ năm 2016 cần quy định tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu tức là 5/1 đối với sản xuất và 4/1 đối với các lĩnh vực còn lại.
Đồng thời, từ ngày 1/1/2019 tỷ lệ khống chế chi phí lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu là 4/1 đối với lĩnh vực sản xuất và 3/1 đối với lĩnh vực còn lại.
Nêu quan điểm về vấn đề này, bà Đặng Thị Bình An, Chủ tịch HĐTV Công ty tư vấn thuế C&A cho rằng, không nên phân chia theo ngành kinh doanh mà nên để một hệ số thống nhất cho tất cả các ngành.
Theo bà An, các doanh nghiệp hiện kinh doanh nhiều ngành nghề, theoLuật Đầu tư chỉ ưu đãi một số ngành nghề và địa bàn do đó để dễ dàng thực hiện và tạo sự công bằng không nên chia theo lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực khác để áp dụng thực hiện.
Cũng theo bà An, lộ trình được Bộ Tài chính xây dựng trong dự thảo là quá nhanh. Theo đó đề xuất lộ trình thích hợp hơn: từ năm 2016 đến 2019 tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 5/1; từ năm 2019 đến 2020 là 4/1 và từ 2020 trở đi là 3/1. Tỷ lệ 3/1 là tỷ lệ được OECD khuyến cáo.
Thậm chí, về tỷ lệ 5/1 chuyên gia tư vấn thuế, ông Phạm Ngọc Long còn cho biết, tỷ lệ này không phù hợp cho một số doanh nghiệp sản xuất như khai thác mỏ, xi măng cần nhiều vốn để đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất dài hạn.
Theo cafef.vn
Xem thêm:>> Quy định pháp lý về lãi suất cần lưu ý theo Luật dân sự 2015 từ ngày 1-1-2017
Bạn có thể quan tâm:
Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học
Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)