Từ 2016, mức lương đóng BHXH gồm những khoản nào?
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.
Theo phản ánh của bà Thùy Dương (tỉnh Hải Dương), Công ty của bà Dương trả lương cho người lao động bao gồm: Lương cơ bản; phụ cấp trách nhiệm (đối với cấp tổ trưởng trở lên); trợ cấp đi lại (10.000 đồng/ngày/người, tính theo ngày đi làm thực tế của người lao động); trợ cấp chuyên cần (100.000 đồng/người/tháng, nghỉ từ 3 ngày trở lên thì không được hưởng); trợ cấp đặc biệt (dành cho người lao động đã ký hợp đồng chính thức và cũng quy định kèm điều kiện làm việc trong tháng của người lao động).
Bà Dương hỏi, từ năm 2016, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của công ty bà gồm những khoản nào trong số các mục trên? Từ 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương cơ bản, phụ cấp trách nhiệm, trợ cấp đi lại và từ ngày 1/1/2018 tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm tất cả 5 mục trên, hiểu như vậy có đúng không?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời bà Dương như sau:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật BHXH được quy định như sau:
– Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
– Từ ngày 1/1/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động thì tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
– Phụ cấp lương;
– Các khoản bổ sung khác.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động và Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, trên cơ sở đó rà soát, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thực hiện thủ tục ban hành theo quy định, làm căn cứ tiền lương, đóng BHXH đối với người lao động theo tiền lương mới quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP.
Theo Chinh Phu.vn
Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội
Chuyên cung cấp các loại dịch vụ kế toán như :
- Dịch vu kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo tài chính
- Dịch vụ kê khai làm báo cáo thuế
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Dịch vụ làm báo cáo tài chính
- Dịch vụ kế toán trọn gói
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty
- Dịch vụ tư vấn thuế nghiệp vụ kế toán
- Khóa học kế toán dành cho giám đốc
- dia chi hoc ke toan
- Địa chỉ học kế toán