Trang chủ » Tài liệu kế toán » Khoản trợ cấp mất việc cho người lao động có được tính vào chi phí được khấu trừ không

Khoản trợ cấp mất việc cho người lao động có được tính vào chi phí được khấu trừ không

Những người lao động mất việc làm do doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, hoặc do lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khoản trợ cấp mất việc làm. Vậy những trường hợp nào được hưởng khoản trợ cấp mất việc làm và mức hưởng khoản trợ cấp như thế nào? Khoản trợ cấp mất việc làm cho người lao động có được tính vào chi phí được trừ không?

tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-nam-2014

1.Các đối tượng được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Theo Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 tại Điều 44, Điều 45 quy định các trường hợp phải trả trợ cấp mất việc làm như sau:

– Nếu doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động và người người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc.

– Nếu vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc và người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc.

– Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động không sử dụng hết số lao động hiện có và người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc.

2.Mức hưởng trợ cấp mất việc làm.

Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 49 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Ví dụ 1: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp được 14 tháng và doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Trợ cấp mất việc làm mà người lao động được hưởng là: 2 tháng tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Ví dụ 2: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp được 5 năm trong đó thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 3 năm.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 5 – 3 = 2 năm.

Tiền trợ cấp mất việc làm mà người lao động được hưởng là 2 tháng tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

3.Khoản trợ cấp mất việc làm cho người lao động có được tính vào chi phí được trừ không?

Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 2, Điểm 2.12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được tính vào chi phí được trừ như sau:

“2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.”

Căn cứ theo quy định trên:

– Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu doanh nghiệp chi trả trợ cấp mất việc làm theo đúng quy định về mức hưởng trợ cấp mất việc làm.

– Doanh nghiệp chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo quy định về mức hưởng trợ cấp mất việc làm thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi đó.

B脿i vi岷縯 li锚n quan:

Comments are closed.

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Nguyễn Cơ Thạch - Từ Liêm - Hà Nội
CS3 :KĐT Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : 200 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 71 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Lê Văn Thịnh - P. Suối Hoa - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS13 : Nguyễn Văn Cừ - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS15 : Chu Văn An - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS17 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS18 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS19 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS20 : Chu Văn An - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS21 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS24 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS25 : Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
 CS27: Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu