Người lao động có cần đóng BHXH bắt buộc không?
Trong hợp đồng lao động, có những người lao động tự nguyện thoả thuận không tham gia BHXH bắt buộc. Việc không tham gia đó có đúng quy định pháp luật không? Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn qua bài viết Người lao động có cần đóng BHXH bắt buộc không?
1. Người lao động có cần đóng BHXH bắt buộc không?
Theo điều 2 Luật bảo hiểm 2014, người lao động phải tham gia BHXH gồm người lao động có hợp đồng lao động
Như vậy, theo quy định trên, trách nhiệm tham gia BHXH theo quy định của pháp luật nên bắt buộc người lao động phải tham gia, vì thế việc tham gia BHXH cũng không phụ thuộc vào ý chí có tham gia hay không của người lao động hay người sử dụng lao động, mà pháp luật bặt buộc cả hai bên trong quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động) phải chấp hành việc tham gia BHXH bắt buộc
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều đơn vị sử dụng lao động thì có quyền lựa chọn một nơi để tham gia BHXH. Trường hợp này, đối với đơn vị sử dụng lao động mà người lao động không lựa chọn để tham gia BHXH thì hai bên cần có biên bản thỏa thuận về việc không tham gia BHXH, đơn vị sử dụng lao động không trừ tiền BHXH từ lương của người lao động. Riêng phần tỷ lệ tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động được thanh toán vào lương cho người lao động tự tham gia.
2. Người lao động làm việc bán thời gian có phải tham gia BHXH bắt buộc
Theo quy định của Khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“ Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.”
Như vậy trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn phải mua BHXH, BHYT và người lao động vẫn được hưởng các chế độ, nghỉ phép, chế độ trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng như đối với lao động làm trọn thời gian.
3. Mức phạt khi người lao động không tham gia BHXH bắt buộc
Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về việc người lao động không tham gia BHXH như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
3. Kết luận
Người lao động bắt buộc phải tham gia BHXH
Nếu người lao động có 2 nơi làm việc trở lên, thì tham gia BHXH tại một nơi, nơi còn lại được phép thoả thuận không tham gia và trả vào lương tiền BHXH
Nếu người lao động không tham gia BHXH bắt buộc, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đ tới 1.000.000 đ