Phạt lập hóa đơn các liên khác nhau không thống nhất
Theo điểm C, khoản 1 Điều 16 của TT 39/2014/TT-BTC – quy định về sử dụng hóa đơn thì:
“c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.”
Nếu khi lập hóa đơn kế toán vi phạm nguyên tắc trên ví dụ như lập liên 1 và liên 3 của cùng một hóa đơn khác với liên 2 giao cho khách hàng thì hành vi đó được gọi là Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp – Được quy định cụ thể tại điều 23 của TT 39/2014/TT-BTC
“Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”
Mức phạt cho hành vi lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên hay nội dung giữa các liên cùng 1 số hóa đơn không giống nhau sẽ bị sử phạt theo khoản 5 điều 11 của TT 10/2014/TT-BTC – Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn – Có HL: 2/3/2014 như sau:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.”
Chú ý: Nếu hành vi này được thực hiện trước ngày 09 tháng 11 năm 2013, tức là từ khi nghị định 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì xử phạt theo Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ – của nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Lập hoá đơn có sai lệch nội dung giữa các liên;
Đặc biệt kế toán cần quan tâm:
– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
Xem thêm:>> Lại chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền
Bạn có thể quan tâm:
Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học
Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)