Trường hợp sử dụng bảo hiểm đối với người lao động nghỉ hưu
Khi ký hợp đồng lao động, Chủ doanh nghiệp và người lao động đều có nghĩa vụ phải tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên với những người lao động lớn tuổi, đã nghỉ hưu, có phải tham gia bảo hiểm bắt buộc không? Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn qua bài viết: Trường hợp sử dụng bảo hiểm đối với người lao động nghỉ hưu
I. Lao động nghỉ hưu có phải đóng BHXH?
Theo điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH gồm:
“Điều 4. Đối tượng tham gia
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Điều 61 Luật BHXH – Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
“Điều 123. Quy định chuyển tiếp
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
II. Lao động nghỉ hưu có phải đóng BHYT?
Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT – Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 quy định:
“6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;”
Điều 84 Luật BHXH – Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:
“Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.”
III. Lao động nghỉ hưu có phải đóng BHTN?
Điều 43 Luật Việc làm – Luật số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
IV. Luật lao động – Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định:
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
“Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.”
V. Kết luận
Nếu ký hợp đồng lao động với người nghỉ hưu (cao tuổi) mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (tức là chưa được hưởng lương hưu của BHXH) thì: Phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Nếu ký hợp đồng với người nghỉ hưu mà đã đủ thời gian đóng BHXH (tức là đang hưởng lương hưu của BHXH) thì: KHÔNG phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
(Trường hợp này thì DN ngoài việc trả lương theo công việc thì còn phải trảcùng tới tiền lương, tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.)