Xuất hóa đơn sai ngày – Hậu quả cho doanh nghiệp
Xuất hóa đơn sai ngày – Hậu quả cho doanh nghiệp
Lâu nay, rất nhiều bạn kế toán mang suy nghĩ: bán hàng ngày 1, nhưng xuất hóa đơn ngày 2 cũng chẳng sao, vì sau có 1 ngày và cùng trong 1 tháng, nên chắc ko có vấn đề gì. Các bạn đã sai, sai nghiêm trọng rồi.
Các bạn hãy xem Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
…
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hoá đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hoá đơn không đúng thời điểm theo quy định.“
Theo quy định trên, với hành vi bán hàng ngày 1 mà hóa đơn xuất ngày 2 trong cùng tháng là các bạn đã bị phạt 4 triệu.
Trích dẫn quy định của Thông tư, để các bạn thấy rằng, việc xuất hóa đơn sai dù chỉ 1 ngày, cũng đã phải trả giá bằng tiền. 4 triệu là ít nhất. Còn nhiều nhất, thì… không có giới hạn. Mình đã gặp trường hợp này, ở 1 công ty mình đang tư vấn. Ngày ký biên bản nghiệm thu bàn giao hoàn thành công việc là ngày 31/12/2013. Nhưng kế toán lại xuất hóa đơn ngày 01/01/2014. Chỉ có 1 ngày thôi, nhưng cái giá phải trả cho trường hợp này không ngừng ở vài chục triệu hay vài trăm triệu, mà được tính bằng tỷ. Các bạn thấy có “khủng khiếp không”?
Vậy, Ngày (thời điểm) xuất hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật là ngày nào: ngày bán hàng, ngày xuất kho hay ngày thu tiền…?
A. Thời điểm xuất hóa đơn của những trường hợp cụ thể
Các bạn xem quy định tại mục 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định cụ thể thời điểm xuất hóa đơn của những trường hợp cụ thể như sau:
1. Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Theo quy định trên, đối với hoạt động thương mại (bán hàng hóa), ngày xuất hóa đơn là ngày chuyển giao hàng hóa
2. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Theo quy định trên, đối với hoạt động dịch vụ, ngày xuất hóa đơn là ngày hoàn thành dịch vụ hoặc ngày thu tiền (nếu thu tiền trước khi dịch vụ hoàn thành)
3. Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
Theo quy định trên, đối với xây dựng, ngày xuất hóa đơn là ngày nghiệm thu, bàn giao.
4. Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
5. Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
6. Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
7. Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
8. Ngày lập hoá đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
B. Xuất hóa đơn sai ngày thì dẫn đến các hậu quả nào cho doanh nghiệp?
1. Xác định sai ngày (thời điểm) tính thuế GTGT, thuế TNDN… dẫn đến hành vi nộp chậm tiền thuế GTGT, TNDN. Hành vi này, bị xử lý thế nào, thì các bạn xem Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
2. Bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014
Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội
Chuyên cung cấp các loại dịch vụ kế toán như :
- Dịch vu kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo tài chính
- Dịch vụ kê khai làm báo cáo thuế
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Dịch vụ làm báo cáo tài chính
- Dịch vụ kế toán trọn gói
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty
- Dịch vụ tư vấn thuế nghiệp vụ kế toán
- Khóa học kế toán dành cho giám đốc
- dia chi hoc ke toan
- Địa chỉ học kế toán