Có được ghi hóa đơn hàng khác với phiếu xuất kho không?
Có được ghi hóa đơn hàng khác với phiếu xuất kho không? Đây là câu hỏi của 1 bạn có gửi về cho chúng tôi. Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn trước khi giao hàng có hợp pháp không?
Câu hỏi đặt ra: Nhờ quý công ty tư vấn hộ. Bên công ty em có bộ sản phẩm “Khắc nhập khắc xuất ” gồm 13 sản phẩm khác nhau chia thành 4 cấp độ. Có 1 khách hàng đặt hàng và tổng kết hàng theo bộ cấp độ. VD: 13 sp là a, b, c, d, …Giao hàng cho khách hàng là: – Combo bộ trò chơi khắc nhập khắc xuất cấp độ 1 – Combo bộ trò chơi khắc nhập khắc xuất cấp độ 2,…
Vậy trong sổ sách của công ty có cần phải có thêm bước sản xuất các combo này như 1 mã sản phẩm mới hay không. (vì khách hàng theo dõi sản phẩm theo combo và muốn xuất hóa đơn theo combo) Nếu em muốn xuất hóa đơn combo, còn trong phiếu xuất kho vẫn ghi từng mặt hàng cụ thể, tương ứng với các Combo mà khách hàng đặt hàng thì được không ạ (không phải tạo mã SP mới). Nếu được thì trên hóa đơn cần thể hiện như thế nào để thỏa mãn kho và hóa đơn cho phù hợp?
- Quy định pháp luật về lập hóa đơn bán hàng
1.1 Quy định pháp luật về hóa đơn
Trước tiên cần hiểu: Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.” (điều 1, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP) và
“2. Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.” (điều 1,Nghị định số 04/2014/NĐ-CP).
Để được phép xuất các loại hóa đơn nêu trên khi đang bán hàng thì doanh nghiệp của bạn phải có đủ các điều kiện với từng loại hóa đơn sau đây:
– Về xuất hóa đơn tự in, căn cứ theo khoản 3, điều 1, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP:
“Điều 6. Hóa đơn tự in
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.
- Tổ chức kinh doanh trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Đã được cấp mã số thuế;
b) Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
c) Không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in;
d) Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ;
đ) Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh;
e) Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp.”
– Về hóa đơn điện tử, căn cứ theo điều 7 Nghị định 51/2010/NĐ-CP:
“Điều 7. Hoá đơn điện tử
- Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.” Nghĩa là nếu đã được cấp mã số thuế thì doanh nghiệp của bạn đã có thể khởi tạo, lập, xử lý hóa đơn điện tử trên hệ thống máy tính khi bán hàng hóa, dịch vụ.
– Về hóa đơn đặt in, căn cứ theo khoản 4, điều 1 và khoản 3 điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì đối tượng được phép đặt in hóa đơn bao gồm: tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có mã số thuế; các doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế; Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế … Đối với doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp mới thành lập thì cần phải có mã số thuế để được phép đăt in hóa đơn.
1.2 Quy định pháp luật về lập hóa đơn bán hàng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“Điều 16. Lập hóa đơn
1. Nguyên tắc lập hóa đơn
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo. (Sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.”
Theo quy định trên thì không quy định việc lập hóa đơn phải giống chính xác với phiếu xuất kho, tuy nhiên công ty bạn phải quy định trong bộ sản phẩm (combo) đó bao gồm những sản phẩm gì thì bạn sẽ được xuất hóa đơn “bộ đồ chơi khắc nhập khắc xuất…” (Tức la phải tạo mã sản phẩm mới). Nếu không tạo sản phẩm mới thì công ty bạn phải liệt kê các sản phẩm ra trên hóa đơn.
- Quy định pháp luật về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
2.1 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ đi kèm với hàng hóa, để làm căn cứ lưu thông trên thị trường. Mẫu phiếu nêu rõ tên công ty/ tổ chức, cá nhân lập phiếu, người đảm nhận vận chuyển, phương tiện vận chuyển, xuất nhập tại kho nào.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành như hóa đơn. Do đó, doanh nghiệp phải đăng ký phát hành, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng phiếu xuất kho với cơ quan thuế như là hóa đơn.
Việc quản lý phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ còn có ý nghĩa trong việc hợp thức hoá hàng trên đường vận chuyển.
2.2 Trường hợp được sử dụng mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Không phải lúc nào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng được sử dụng. Chúng được sử dụng trong một số trường hợp xuất sau:
- Hàng đi gia công.
- Hàng hóa cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
- chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
- Hàng giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
- Hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
- Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Khi xuất hàng hóa cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc có sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu chi nhánh phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán khai thuế GTGT về trụ sở chính, khi xuất hàng hóa bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (không xuất hóa đơn). Định kỳ chi nhánh (cửa hàng) lập bảng kê tiêu thụ hàng hóa về trụ sở chính để trụ sở chính xuất hóa đơn cho khách hàng ghi doanh thu.
- Khi chi nhánh phụ thuộc tự kê khai thuế GTGT tại địa phương thì khi xuất hàng cho chi nhánh/ trụ sở chính có thể xuất hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Nếu trụ sở chính xuất hàng cho chi nhánh bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì phải xuất lại hóa đơn GTGT để chi nhánh có căn cứ khấu trừ và kê khai.
- Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Tên tổ chức, cá nhân: ……………
Địa chỉ: ………………………. |
Mã số thuế: ………………………….
Ký hiệu: …………. Số: ……………….. |
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Liên 1: Lưu
Ngày….tháng….năm….
Căn cứ lệnh điều động số ………… Ngày…tháng…năm…của …….. về việc …………………….
Họ tên người vận chuyển …………………….. Hợp đồng số ………………………………………….
Phương tiện vận chuyển:………………………………………………………………………………
Xuất ở kho:……………………………………………………………………………………………….
Nhập ở kho: ……………………………………………………………………………………………..
TT | Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) | Mã số | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
Thực xuất | Thực nhập | ||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
Tổng cộng: |
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Thủ kho xuất
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Người vận chuyển
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Thủ kho nhập(Ký và ghi rõ họ tên) |
Tham khảo thêm:
Trên đây là bài viết Có được ghi hóa đơn hàng khác với phiếu xuất kho không? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)