Có được lập bảng kê đối với hộ kinh doanh cá thể không?
Hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản tại Việt Nam hiện nay. Vậy có được lập bảng kê đối với hộ kinh doanh cá thể không?Hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh xong không hoạt động có phải đóng thuế không?
- Hộ kinh doanh cá thể là gì ?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Theo đó, hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các hộ gia đình đều có quyền đăng kí kinh doanh với tư cách là hộ kinh doanh cá thể, trừ những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề. Một cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng kí kinh doanh một hộ kinh doanh cá thể. Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
- Bảng kê mua hàng là gì ?
Bảng kê mua hàng là chứng từ dùng để kê khai mua vật tư, công cụ, hàng hoá hay các dịch vụ trên thị trường tự do đối với các trường hợp người bán thuộc diện không cần phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật. Bảng kê mua hàng sẽ được dùng để làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán, hạch toán các chi phí vật tư, hàng hoá…
Hoá đơn đầu vào là những loại hoá đơn mà được sử dụng vào mục đích thanh toán dịch vụ; hay mua sắm hàng hoá, vật tư, nguyên vật liệu…, Hiểu một cách đơn giản nhất thì hoá đơn đầu vào là hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ. Hiên nay, khi giao dịch mua vào hàng hoá, dịch vụ thì pháp luật quy định cá nhân, tổ chức cần có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không phải hàng nhái, hàng giả, hàng buôn lậu và giúp cơ quan nhà nước quản lý về thuế để ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế. Hoá đơn đầu vào gồm có nhiều loại như hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hay còn gọi hoá đơn trực tiếp, chứng từ thu tiền… do cá nhân, tổ chức kinh doanh đã được thành lập hợp pháp đặt in, đăng ký khởi tạo với cục thuế phát hành hoá đơn điện tử hoặc hoá đơn giấy.
- Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được lập bảng kê ?
– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai : căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì trong hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai quy định tại điểm 8.2 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ bao gồm :
+ Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai) theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó quy định phải báo cáo về nhập – xuất – tồn vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa/nhóm hàng hóa trong kỳ; các khoản chi phí phát sinh liên quan đến doanh thu kinh doanh trong kỳ để làm căn cứ cho cơ quan thuế quản lý doanh thu kinh doanh trong thời kỳ rủi ro.
– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh : căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì trong hồ sơ khai thuế quy định tại điểm 8.3 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, bao gồm :
+ Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo thông tư
+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như : Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất,…
- Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải lập bảng kê ?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo thông tư.
Lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng theo thực tế phát sinh trong thời gian qua như sản xuất điện mặt trời; dịch vụ tàu du lịch có quản lý giá và hoạt động xuất bến, điều phối tàu của cơ quan chức năng tại địa phương; các hoạt động khác tương tự. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan chức năng để xác định những lĩnh vực, ngành nghề tại địa bàn đáp ứng điều kiện xác định được doanh thu, trên cơ sở đó, xác định cụ thể những tổ chức chi trả, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề đó thuộc diện nộp thuế theo phương pháp kê khai nhưng không phải thực hiện chế độ kế toán và không phải nộp Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định nghĩa vụ khai thuế trong trường hợp hộ kê khai tạm ngừng hoạt động, kinh doanh : trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư số 105/2020/TT-BTC về đăng ký thuế và không phải nộp hồ sơ khai thuế cùng với Phụ lục Bảng kê, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng nếu khai thuế theo tháng hoặc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn quý nếu khai thuế theo quý.
Tham khảo thêm:
Trên đây là bài viết Có được lập bảng kê đối với hộ kinh doanh cá thể không? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)