Hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: Đã xuất hoá đơn rồi có được huỷ không?
Câu hỏi đặt ra: Công ty tôi có một hợp đồng dịch vụ với một công ty khác về việc cung cấp dịch vụ xây lắp và có xuất hóa đơn năm 2018 nhưng chưa nghiệm thu. Hiện tại trong hợp đồng và trong biên bản bàn giao có lệch ngày. Liệu tôi có thể bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm bán hàng dịch vụ không? Cảm ơn quý công ty đã quan tâm và tư vấn!
- Cơ sở pháp lý quy định xử phạt về hóa đơn
- Thông tư 176/2016/TT-BTC
- Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính hóa đơn
- Quy định về thời điểm xuất hóa đơn
Căn cứ theo Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và “Điều 11. Về Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì:
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hoá đơn không đúng thời điểm theo quy định.“
Theo quy định trên, với hành vi bán hàng ngày 1 mà hóa đơn xuất ngày 2 trong cùng tháng là mức phạt tối thiểu là 4 triệu.
Về thời điểm xuất hóa đơn
1 .Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Theo quy định trên, đối với hoạt động thương mại (bán hàng hóa), ngày xuất hóa đơn là ngày chuyển giao hàng hóa
2.Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Theo quy định trên, đối với hoạt động dịch vụ, ngày xuất hóa đơn là ngày hoàn thành dịch vụ hoặc ngày thu tiền (nếu thu tiền trước khi dịch vụ hoàn thành)
3.Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
Theo quy định trên, đối với xây dựng, ngày xuất hóa đơn là ngày nghiệm thu, bàn giao.
4.Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
- Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
Như vậy, có thể thấy việc xuất hóa đơn có thể bị phạt hành chính với mức từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng ngoài ra thì doanh nghiệp còn bị truy thu thuế TNDN, GTGT nếu phát sinh nghĩa vụ phải nộp trong kỳ.
- Quy định về thời điểm lập hóa đơn
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC ban hành ngày 30/9/2019, thời điểm lập hóa đơn điện tử trong các trường hợp thông thường được quy định:
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, bất kể đã thu được tiền hay chưa.
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, bất kể đã thu tiền hay chưa.
– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn: Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ tương ứng.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác, Bộ Tài Chính có quy định thời điểm xuất hóa đơn cụ thể tại Điều 4 của Thông tư 68/2019/TT-BTC.
- Trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm
a. Xuất hóa đơn sai thời điểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Theo Công văn 74116/CT-TTHT ngày 2/12/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội:
” Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng, việc cung ứng dịch vụ đã hoàn thành từ năm 2014 nhưng khi hoàn thành dịch vụ Công ty không lập hóa đơn mà lập vào năm 2015 cùng doanh thu dịch vụ năm 2015 là không đúng quy định.
Theo đó:
– Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, bị xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC.
– Công ty được khai bổ sung hồ sơ khai thuế vào kỳ khai thuế hoàn thành cung cấp dịch vụ năm 2014 nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Đối với bên mua hàng hóa dịch vụ, nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ đúng thực tế, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.”
Theo Công văn 2104/TCT-KK ngày 06/06/2014 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Hà Nội:
“Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Ban quản lý dự án Xây dựng phòng thí nghiệm Dioxin mua hàng hóa từ các nhà cung cấp (trang thiết bị, vật tư sử dụng để nghiên cứu). Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan làm chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến nhà cung cấp không xuất hóa đơn GTGT khi giao hàng/thanh lý hợp đồng thì Ban quản lý được kê khai, hoàn thuế đối với những hóa đơn GTGT hàng hóa mua vào do người bán lập sai thời điểm nếu các hóa đơn này có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định.”
Theo đó, các đơn vị cung cấp hàng hóa cho Ban quản lý dự án bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn.
b. Xuất hóa đơn sai thời điểm được đưa vào chi phí
Theo Công văn 2731/TCT-CS ngày 20/6/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Hà Nam:
“Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH KMW Việt Nam mua nguyên vật liệu chính của nhà cung cấp trong tháng 1/2016 để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhà cung cấp không lập hóa đơn khi giao nguyên vật liệu trong tháng 01/2016 mà tập hóa đơn vào tháng 02/2016.
Công ty có các hồ sơ, tài liệu: báo giá, hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao trong tháng 1/2016 thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Hà Nam kiểm tra thực tế việc mua bán hàng hóa của Công ty để có cơ sở hướng dẫn Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với số hóa đơn nêu trên nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định và phối hợp với cơ quan thuế quản lý nhà cung cấp để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.”
- Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng đối với các hành vi:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng có tình tiết giảm nhẹ. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ, doanh nghiệp bị áp dụng mức phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
>> Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn trước khi giao hàng có hợp pháp không?
- Bên bán và bên mua bị xử phạt như thế nào khi hóa đơn điện tử xuất sai thời điểm
Đối với bên bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ:
- Căn cứ khoản 3, Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.”
Đối với bên mua:
Tại công văn 76600/CT-TTHT ngày 19/11/2018 của cục thuế Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp:
Trường hợp Công ty mua hàng hóa, dịch vụ mà bên bán lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; đúng thực tế; có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Công ty có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá từ 20 triệu đồng trở lên) thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số hóa đơn nêu trên.
Tuy nhiên, trường hợp qua xác minh nếu cơ quan thuế phát hiện Công ty không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số hóa đơn này. Đồng thời, bên bán hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, bị xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Như vậy, hóa đơn lập sai thời điểm sẽ được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi đáp ứng đủ điều kiện: việc mua bán là đúng thực tế; có hóa đơn chứng từ đầy đủ; bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ.
Tham khảo thêm:
- Lỡ xuất hóa đơn VAT 10% khi có chính sách giảm thuế có bị phạt không?
- Trường hợp xuất hóa đơn 0% cho khách hàng trong khu chế xuất có sai thuế suất không?
Trên đây là bài viết Hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm xử phạt vi phạm hành chính thế nào? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)