Hướng dẫn lập báo cáo tài chính trên Excel mới nhất
Trung tâm kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn kế toán bài viết. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính trên Excel mới nhất các bạn có thể tham khảo nhá.
Xem thêm: Kỹ thuật kiểm tra các tài khoản phần tài sản trên báo cáo tài chính
Theo Thông tư 200, BCTC bao gồm:
Bảng cân đối kế toán B01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DN
Bản thuyết minh BCTC B09-DN
1.Bố cục Bảng cân đối kế toán
Cột 1 :chỉ tiêu
Cột 2: Mã số- mã các chỉ tiêu trên BCTC
Cột 3: thuyết minh BCTC
Cột 5: số đầu năm- số liệu cột này căn cứ trên “số cuối năm” của Báo cáo này năm trước
Cột 4:số cuối năm- số liệu cột này ghi tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Bảng Cân Đối Kế toán “ năm trước.
Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:
– Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
– Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.
– Dãy tính tổng: là cột Dư nợ đối với các mã số thuốc phần tài Sản, cột Dư có đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
Chú ý: Đối với các Mã số như mã số 132 “Trả trước cho người bán”. Mã số 313 “Người mua trả tiền trước”. Các mã số trong ngoặc đơn (*) như mã số 212 “Giá trị hao mòn lũy kế” phải ghi âm. Mã số 417 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải bù trừ Nợ/Có (Nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm).
2. Cách lập bảng Cân đối phát sinh năm:
Bạn lập tương tự như Cân dối phát sinh tháng, với số liệu tổng hợp từ BNL của cả năm.
– Cột mã TK, tên TK: Copy danh mục đầy đủ từ DMTK về.
– Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở CĐPS tháng 1 về ( phần dư đầu kỳ)
– Cột phát sinh Nợ, Phát sinh có: Dùng SUMIF tổng hợp tất cả các tháng ở BNL về
– Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Dùng hàm MAX
– Dòng tổng cộng dùng hàm SUBTOTAL
– Tại phần chỉ tiêu BCTC, cột TS, DT, CP (Tài sản, Doanh thu, Chi phí) và cột NV (Nguồn vốn): bạn cần xác định xem các TK trên CĐPS
năm ứng với những chỉ tiêu nào trên “Bảng cân đối kế toán” và “BC kết quả kinh doanh” thì gắn mã số của chỉ tiêu đó cho TK tương ứng.
Ví dụ: Trên CĐKT chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” có mã số 110. Chỉ tiêu này ứng với các TK 111, 112 trên CĐPS năm. Vậy bạn nhập
vào cột “TS, DT, CP” dòng TK 111, 112 mã số “110”. Cách làm này thực hiện tương tự cho các TK còn lại
3. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( Bảng này lập cho thời kỳ- là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ)
Cột 1: các chỉ tiêu báo cáo
Cột 2: mã số các chỉ tiêu tương ứng
Cột 3: số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh BCTC
Côt 4: tổng sớ phát sinh trong kỳ báo cáo cuối năm
Cột 5: số liệu của năm trước
Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “ Báo cáo kết quả kinh doanh “ năm ttrước
Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:
– Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.
– Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD
– Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.
Chú ý: với chỉ tiêu 11 – Giá vốn bán hàng, chỉ tiêu này không bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, trong khi số liệu trên CĐPS năm là tổng giá vốn đã bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, vậy bạn phải trừ đi giá vốn của hàng bán bị trả lại.
4.Lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh Nghiệp)
a.Các tài liệu căn cứ
Bảng Cân đối kế toán;
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác
b.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp gián tiếp
(Để BCLCTT đúng thì chỉ tiêu ( 70 ) trên LCTT phải bằng chỉ tiêu ( 110 ) trên bảng CĐKT )
– Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “ năm trước.
– Cột Số năm nay :
Để lập được báo cáo này, bên BNL bạn xây dựng thêm một cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”.
Bước 1: Bôi đen toàn bộ dữ liệu của cả kỳ kế toán và đặt lọc.
Bước 2: Tại cột định khoản Nợ/Có bạn lọc lên TK 111, khi đó toán bộ các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt được hiện lên.
Bước 3: Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc khi đó bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên “BC lưu chuyển tiền tệ“ thì bạn gắn mã số của chỉ tiêu đó cho nghiệp vụ tương ứng. Nếu nội dung lọc lên mà không biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào Thu khác hoặc Chi khác từ hoạt động kinh doanh
Bước 4: Sau khi thực hiện xong tất cả các TK đối ứng của TK 111 thì bạn thôi lọc tại cột TK đối ứng -> Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 112 và thực hiện quy trình tương tự như với TK 111. Thực hiện xong bạn thôi lọc ở tất cả các cột.
Bước 5: Sauk hi đặt xong chỉ tiêu cho tất cả các nghiệp vụ liên quan đến 111 và 112. Tại cột Số năm nay của Báo cáo LCTT bạn đặt hàm SUMIF cho từng chỉ tiêu, với:
– Dãy điều kiện là cột “Chỉ tiêu lcTT” trên BNL
– Điều kiện cần tính là các mã số trên BC LCTT
– Dãy ô tính tổng: đối với các chỉ tiêu Thu là cột phát sinh Nợ của BNL, đối với các chỉ tiêu chi là cột phát sinh Có của BNL
Bước 6: Sau khi đặt công thức xong bạn copy công thức tại ô chỉ “Thu” tới các chỉ tiêu “Thu” còn lại. Đối với các chỉ tiêu “Chi” bạn cần đặt dấu trừ (-) đằng trước, sau đó copy công thức đó tới các chỉ tiêu “Chi” còn lại.
Bước 7: bạn dùng hàm SUM tính tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40, 50, bạn tính ra chỉ tiêu 60 từ tiền mặt và Tiền gửi đầu năm. Tính ra chỉ tiêu 70 sau đó đối chiếu chỉ tiêu 70 với chỉ tiêu 110 trên CĐKT mà khớp nhau thì BC LCTT của bạn đã làm đúng.
5.Lên bản thuyết minh báo cáo tài chính
a.Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau:
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
b.Những nội dung chính trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính của BCTC
Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác
Cung cấp thông tin bổ sung cần thiết khác
Xem thêm:>> Thủ thuật kiểm tra báo cáo tài chính trước khi quyết toán thuế mới nhất
Bạn có thể quan tâm:
Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học
Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)