Thủ thuật kiểm tra báo cáo tài chính trước khi quyết toán thuế mới nhất
Cả một năm hoạt động của doanh nghiệp, kế toán hạch toán và lên sổ sách kế tóan. Kết quả cuối cùng là báo cáo tài chính và quyết tóan thuế. Làm thế nào để kiểm tra xem báo cáo tài chính đã lên đúng chưa? Còn gì bỏ sót không? Sau đây là một số thủ thuật giúp các bạn kiểm tra nhanh báo cáo tài chính, quyết tóan thuế của mình, trứơc khi in ra trình ký
Để kiểm tra nhanh, kế tóan nên lấy bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu và các số dư của các Tài khoản
Trước khi kiểm tra từng tài khỏan, bạn cần kiểm tra số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của bảng cân đối số phát sinh. Tổng bên nợ và bên có phải bằng nhau. Sau đó bạn kiểm tra từng tài khỏan .Cụ thể với một số tài khỏan như sau:
A / Những tài khỏan có số dư nợ hoặc dư có, được phản ảnh trên Bảng cân đối kế tóan
1/ Tài khoản 111:Tiền mặt :
Tài khòan này không có số dư âm ( dư bên có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau:
Chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt ( bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế tóan lập phiếu chi, mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngày chi được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi)
Làm thủ tục thu hồi công nợ để bù chi ( với những khỏan công nợ không cần thanh tóan qua ngân hàng)
Làm thủ tục vay tiền để bù vào quỹ âm ( bạn có thể vay cá nhân để bù vào khỏan quỹ âm)
2/ Tài khoản 112 : Tiền gửi ngân hàng:
Tài khỏan không có số dư âm ( dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót
Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khỏan ngân hàng, lấy tòan bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khỏan này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khỏan. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không
3/ Tài khoản 133 : Thuế GTGT được khấu trừ :
Tài khỏan này không dư có và phải kết chuyển hàng tháng. Bạn cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT . Sẽ có 2 trường hợp có thể xẩy ra:
Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ Tài khoản 133 bằng nhau
Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ Tài khoản 133
4/ Tài khoản 131: Công nợ phải thu
Tài khỏan này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với Sổ chi tiết công nợ phải thu. Nếu có số dư có, bạn cần đối chiếu xem:
Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch tóan nhầm.
Nếu khách hàng chuyển tiền vào Tài khoản của công ty mình, mà chưa xuất hóa đơn, thì bạn nên xuất hóa đơn cho số tiền này để hạch tóan doanh thu trong kỳ
Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.
5/ Tài khoản 141: Tạm ứng
Tài khỏan này thường không dư có. Nếu có dư có thì phải xem hạch tóan có gì chưa đúng. Nếu còn dư nợ, bạn cần đối chiếu và đôn đốc hòan ứng để hạch tóan chi phí cho phù hợp với doanh thu trong kỳ
6/ Tài khoản 142, 242 : Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn
Tài khỏan này không dư có. khi xem tài khòan này phải phần số phát sinh :
Phát sinh nợ trong kỳ có khớp với bảng kê các khỏan chi phí trả trước tăng trong năm không
Phát sinh có trong kỳ có khớp với số phân bổ hay số giảm của chi phí trả trước trong năm không
Số dư nợ cuối kỳ, bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ trong năm
Sô lần phân bổ chi phí trong năm phải đủ chưa, có hợp lý không, những chi phí có gì còn cần phải điều chỉnh không
7/Tài khoản hàng tồn kho: Từ Tài khoản 151 tới Tài khoản 158
Tài khỏan này không dư có. Bạn cần đối chiếu từng Tài khoản loại này với bảng kê xuất nhập tồn của từng tài khỏan.
Lưu ý :
– Không để kho âm. Nếu kho âm cần kiểm tra :
+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa
+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không
+ Hạch tóan xuất nhập có chỗ nào sai sót không
– Kết chuyển giá vốn theo tháng, hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán
– Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán,
– Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thì không được để số dư ở Tài khoản 153
– Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, vật tư thấp hơn giá thị trường tại thời điểm 31/12 thì trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– Định mức tiêu hao vật tư đã thực hiện đúng chưa. Tính giá thành lưu ý tới các khỏan phân bổ và chi phí dở dang
8/ Tài sản cố định
Bạn cần đối chiếu cả Tài khoản 211 và 214 với Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, với những chỉ tiêu sau:
Số lần phân bổ khấu hao
Phát sinh tăng TSCĐ nếu có
Phát sinh giảm TSCĐ nếu có
Dư nợ Tài khoản 211 phải khớp với nguyên giá của TSCĐ tại Bảng phân bổ khấu hao
Phát sinh có của Tài khoản 214 và dư có của Tài khoản 214 phải khớp với số khấu hao trong kỳ và khấu hao lũy kế
9/ Tài khoản 333: Thuế và các khỏan nộp Nhà nước
Tài khỏan này phải mở chi tiết cho từng loại thuế. Tài khỏan này có thuể có cả dư nợ và dư có.. Bạn cần kỉêm tra các loại thuế sau:
– Thuế môn bài đã kết chuyển chưa
– Thuế GTGT nếu dư có, sẽ có trường hợp xẩy ra như sau:
+ Thuế GTGT của tháng 12 phải nộp. Trường hợp này, bên có của Tài khoản 3331 bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai 01/GTGT
+ Thuế GTGT của những kỳ trước tháng 12 chưa nộp. bên có của Tài khoản 3331 bằng với số thuế doanh nghiệp còn nộp thiếu
– Thuế TNDN nếu đã tạm nộp trong kỳ mà nộp thừa thì có dư nợ Tài khoản 3334
– Nếu số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ còn thiếu, thì dư có Tài khoản 3334
– Kiểm tra số phát sinh có của Tài khoản 3334 trong kỳ có đúng với chỉ tiêu E trên tờ khai quyết tóan thuế TNDN, mẫu 03/TNDN
– Thúê TNCN đã tính đúng tính đủ chưa, có khớp với số thuế phải nộp trên tờ khai Quyết tóan thuế TNCN không
10/ Tài khoản 311, 3341 : Vay ngắn hạn và dài hạn
Tài khỏan này không có dự nợ. Bạn nên kiểm tra cả số phát sinh và số dư cuối kỳ xem:
– Phát sinh vay và trả nợ có phù hợp không.
– Những trường hợp vay cá nhân, cần làm thủ tục trả lãi, hoặc tính lãi vào chi phí trong kỳ
11/ Tiền lương và các khoản tính theo lương :
Tài khỏan này không dư nợ. Chỉ dư có khi doanh nghiệp trích lương dự phòng ( mức trích dự phòng không quá 17% của lương thực hiện trong năm). Nếu quỹ lương âm, cần kiểm tra:
– Đã trích đủ lương chưa
– Có chi nhầm không
– Đã hạch tóan các khỏan phụ cấp cho người lao động như : ăn trưa, trang phục … chưa
– Đã trích đủ BHXH cho người lao động chưa ( cả trích từ lương, và từ chi phí)
– Đã nộp đủ các khỏan bảo hiểm cho người lao động chưa
12/ Vốn chủ : Tài khoản 411.421
Tài khỏan này luôn dư có. khi kiểm tra tài khỏan này cần xem:
– Có thay đổi gì về vốn không, nếu thay đổi đã làm tờ khai bổ xung thuế môn bài cho năm sau chưa?
– Đã kết chuyển lợi nhuận của năm trước về 4211 chưa
– Đã hạch tóan thuế TNDN chưa
– Lỗ của những năm trước có còn để chuyển lỗ vào thu nhập năm nay không
B/ Những tài khỏan không có số dư, và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh
1 / Tài khoản 511: Doanh thu cung ứng hàng hóa và dịch vụ
Tài khoản 711: Thu nhập khác
Tài khỏan này không có số dư. Bạn cần kiểm tra nhanh trong số phát sinh
Xem lại các khỏan doanh thu đã hạch toán đủ chưa. Phát sinh có của Tài khoản 511, 711 phải bằng với các chỉ tiêu : Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng
Còn những khỏan thu nhập nào không phải xuất hóa đơn, không nằm trên tờ khai 01/GTGT đã hạch tóan đủ chưa
Thuế GTGT trực tiếp, thuế XK hạch tóan vào bên Nợ Tài khoản 511
Những khỏan giảm trừ doanh thu đã hạch tóan đủ chưa
2 / Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
Tài khỏan này không có số dư. Bạn cần kiểm tra ở số phát sinh để thấy được những cái bất cập
Giá vốn hàng bán đã kết chuyển chưa
Trường hợp thành phẩm xuất bán đã tính gía thành và kết chuyển giá vốn chưa
Giá vốn của dịch vụ đã được tính đủ, tính đúng chưa. Những trường hợp chi phí dở dang còn chuyển kỳ sau đã đúng chưa
Những khỏan gía vốn không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như : Chứng từ không hợp lệ, không thanh tóan qua ngân hàng…
3/ Tài khoản 642, Chi phí quản lý
Tài khỏan này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót
– Hạch tóan vào chi phí quản lý hay chi phí bán hàng
– Những khỏan chi phí không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như:
+ Những chi phí vượt mức khống chế 15% của thuế TNDN
+ Những hóa đơn không thanh tóan qua ngân hàng
+ Chứng từ không hợp lệ
4/ Tài khoản 811: Chi phí khác
Tài khỏan này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót
– Chi phí khác có phù hợp với thu nhập khác không
– Những chi phí nào hạch tóan vào Tài khoản này cần loại trước khi xác định thuế TNDN
5 /Tài khoản 821 : Thuế TNDN hiện hành
Tài khỏan này không có số dư cuối kỳ. Số phát sinh bên nợ của Tài khoản này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết tóan thuế TNDN ( Chỉ tiêu E tờ khai 03/TNDN)
6/ Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Tài khỏan này không có số dư. Nếu bạn đã làm đúng được những tài khỏan trên, thì tài khỏan 911 sẽ không còn sai sót. Nếu Tài khoản này có số dư thì cần xem lại đã có Tài khoản nào kết chuyển sai.
Xem thêm:>>Hướng dẫn lập báo cáo tài chính trên Excel mới nhất
Bạn có thể quan tâm:
Chú ý: Liên hệ ngay với bộ phận tuyển sinh để đăng ký và nhận phiếu ưu đãi giảm giá khóa học
Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)