Một số điều cần biết về quyết toán thuế TNCN 2022
Được quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, tháng 3 hàng năm là thời hạn các tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp, người nộp thuế cần lưu ý gì trong thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân Bài viết dưới đây Ketoanhn.org sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé.
>>Xem thêm: Tổng hợp một số sai sót trong quyết toán thuế TNCN
Ai phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636 hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), những đối tượng sau phải quyết toán thuế TNCN: tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công: thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.
Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế.
Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế gồm các đối tượng: có số thuế phải nộp thuế/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ trường hợp: số thuế phải nộp thuế sau khi quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng trở xuống; thuế phải nộp nhỏ hơn thuế đã tạm nộp và không yêu cầu hoàn thuế, bù trừ vào kỳ tiếp theo…
Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày (tính trong năm dương lịch đầu tiên) và từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Người nước ngoài hết hợp đồng làm việc tại Việt Nam quyết toán thuế trước khi xuất cảnh…
Những trường hợp không phải nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN đã quy định một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế TNCN. Đầu tiên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Nghĩa là, trong kỳ tính thuế TNCN không trả lương, tiền công cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Riêng trường hợp có trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì vẫn phải khai quyết toán thuế theo quy định.
Thứ hai, đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế, nếu cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống sẽ không phải quyết toán thuế.
Khi đó, cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế. Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm 5/12/2020 thì không xử lý hồi tố.
Thứ ba, cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Thứ tư, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Thứ năm, cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động, hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, hoặc đóng góp cho người lao động, thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.
Về mức giảm trừ gia cảnh
– Cho bản thân là 11triệu/tháng tức 132tr/năm.
– Cho N.phụ thuộc là 4,4tr/người/tháng tức 52,8tr/ng/năm.
Thủ tục đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc:
Nếu trong năm chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh nhưng thực tế có phát sinh nuôi dưỡng, thì vẫn được giảm trừ gia cảnh nếu có kê khai NPT gửi tổ chức chi trả khi thực hiện quyết toán thuế và có hồ sơ chứng minh, thời hạn đký:
Người phụ thuộc là cha mẹ, vợ chồng, con cái thì đến hết 31/3 của năm sau.
Người phụ thuộc ko phải là cha mẹ, vợ chồng, con cái thì đến hết 31/12 hàng năm.
Khi đăng ký
-Cá nhân sử dụng mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN của Ttư 80/2021 để đăng ký.
-Đơn vị chi trả thu nhập đăng ký theo mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN.
-Trên ứng dụng HTKK, chọn mẫu “Đăng ký người PT theo mẫu 02TH”
Khi thay đổi về người PT sau đăng ký:
-Cá nhân cũng kê khai theo mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN.
-Tổ chức chi trả cũng kê khai theo mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN.
-Trên ứng dụng HTKK là mẫu “Đăng ký NPT mẫu 02TH”, chọn mục “II. Đký thay đổi về người PT”
Về trường hợp cá nhân cư trú ko phải quyết toán
-Có số thuế nộp thừa nhưng ko có nhu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
-Có thu nhập tại 1 đơn vị, có thu nhập vãng lai từ nơi khác nhưng bquân tháng trong năm ko quá 10 triệu và đvị chi trả đã khấu trừ 10%.
Về địa điểm cá nhân nộp quyết toán
Nếu có thu nhập từ 2 nơi trở lên và tự quyết toán:
-Nộp tại CQ thuế trực tiếp qlý đơn vị trả thu nhập có giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
-Nộp tại CQ thuế trực tiếp qlý đơn vị trả thu nhập cuối cùng, nếu có thay đổi nơi làm việc; nếu đvị trả thu nhập cuối cùng ko tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp tại Chi cục thuế nơi CN cư trú.
📌Cá nhân có thu nhập trực tiếp kê khai thuế trong năm, thì nơi nộp thuế là Cục Thuế tỉnh.
Chậm làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm quyết toán mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng. Ngoài nộp phạt, nếu chậm nộp thì còn phải nộp khoản tiền chậm nộp. Cụ thể: tiền chậm nộp tiền phạt tính theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt nộp chậm.
Tham khảo thêm:
- Đề xuất bỏ quyết toán thuế TNCN và giảm thuế TNCN cho người lao động
- Hướng dẫn về hóa đơn lẻ và thuế TNCN từ hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế
- Hồ sơ quyết toán thuế TNCN và quy định về người phụ thuộc
Trên đây là bài viết Một số điều cần biết về quyết toán thuế TNCN 2022 mà Kế toán Hà Nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)