Thủ tục đăng ký cắt, thay đổi giảm trừ gia cảnh khi chuyển công ty?
Thủ tục đăng ký cắt, thay đổi giảm trừ gia cảnh khi chuyển công ty ra sao? Các bạn hãy cùng kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi đặt ra: Em đang có vấn đề đau đầu về việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể là như sau ạ: Em có đăng ký giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho 2 con ở công ty cũ. Khi chuyển sang công ty mới em xin làm thủ tục cắt giảm trừ cho 2 con của em.
Nhưng nhân viên thuế bên công ty mới lại bảo phải làm thủ tục cắt giảm ở công ty cũ thì mới làm được thủ tục giảm trừ ở công ty mới được. Em gọi điện cho nhân viên bảo hiểm ở công ty cũ thì nhân viên bên ấy bảo không cần phải làm thủ tục cắt giảm bên công ty cũ vì bên công ty cũ đã chấm dứt hợp đồng với em rồi thì mặc định công ty sẽ không cắt giảm bên này nữa nên sẽ không làm thủ tục cắt giảm trừ thuế cho em. Công ty cũ thì không làm thu tục cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, công ty mới thì khi nào công ty cũ làm thủ tục cắt giảm thì công ty mới làm thủ tục giảm trừ gia cảnh cho em. Em đã chuyển sang công ty mới được 5 tháng rồi, phải nuôi 2 còn nhỏ mà hàng tháng vẫn phải đóng thuế.
Quý công ty xin cho em hỏi: Khi em chuyển sang công ty mới thì có cần phải làm thủ tục cắt giảm trừ thuế thu nhập cá nhân ở công ty cũ không ạ ?
Em cám ơn! (Người hỏi: Thanh Hoa, Thành phố Hà Nội)
Trả lời:
Công văn số 6460/CT-HTr quy định về trường hợp người lao động trong năm có phát sinh thay đổi nơi làm việc thì để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc như sau: “- Căn cứ vào Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và kinh doanh: + Tại điểm i, khoản 1, Điều 9 quy định về giảm trừ gia cảnh cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh.”
“Điều 9. Các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh
- i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”
– Căn cứ vào Điều 21, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/3013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ
+ Tại tiết a.3 và tiết a.4.1, khoản 3, Điều 21 sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về khai quyết toán thuế và các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
“Điều 21.…
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16…
a.3) Khai quyết toán thuế
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuê nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào ký khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau:
– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (tháng) trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
a.4) Ủy quyền quyết toán thuế
a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương; tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động
Căn cứ vào các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc như sau:
– Trường hợp, Chi nhánh TNHH kiểm toán E-JUNG tại Hà Nội (gọi tắt là Chi nhánh), có phát sinh một số người lao động trong năm được điều chuyển từ Công ty TNHH kiểm toán E-JUNG (gọi tắt là Công ty) sang Chi nhánh làm việc. Chi nhánh thực hiện ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và trực tiếp chi trả thu nhập cho người lao động khi nhận điều chuyển thì người lao động phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như lần đầu cho Chi Nhánh để Chi nhánh thực hiện đăng ký người phụ thuộc cho người lao động với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục thuế TP Hà Nội) theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
– Người lao động điều chuyển từ công ty đến chi nhánh có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, trong năm có thu nhập tại 2 nơi là trụ sở chính (Công ty TNHH Kiểm toán E-JUNG) và tại Chi nhánh thì thực hiện tự quyết toán thuế TNCN theo quy định tại tiết a3 khoản 3, Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC Cá nhân người lao động không thuộc trường hợp ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định tiết a4 khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC nêu trên…
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán E-JUNG tại Hà Nội biết và thực hiện.”
Như vậy, nếu bạn chuyển từ công ty cũ sang công ty mới và công ty mới đã ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và trực tiếp chi trả thu nhập cho bạn thì khi nhận bạn, bạn phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như lần đầu cho công ty để công ty thực hiện đăng ký người phụ thuộc cho người lao động với cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Trên đây là bài viết Thủ tục đăng ký cắt, thay đổi giảm trừ gia cảnh khi chuyển công ty? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kế toán hà nội chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)