Hướng dẫn cách xử lý chênh lệch tỷ giá khi mua hàng và thanh toán nợ khách hàng?
Cách xử lý chênh lệch tỷ giá khi mua hàng và thanh toán nợ khách hàng rao sao? Đây là câu hỏi đặt ra của 1 bạn có gửi về cho chúng tôi. Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi đặt ra: Kính chào quý công ty, Tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Công ty tôi nhập khẩu hàng hóa và trả tiền cho người bán bằng ngoại tệ vậy phần chênh lệch giá của ngoại tệ từ lúc mua tới lúc trả tiền thì hoạch toán vào đâu? ví dụ như sau tỷ giá nhập hàng về là 21.000 VND/USD nhưng khi thanh toán cho khách hàng là 23.000 VND/USD. Mong quý công ty tư vấn thắc mắc trên. Tôi xin cảm ơn.
- Cơ sở pháp lý tính thuế thu nhập cá nhân
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính : Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
- Thông tư số 26/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Các loại tỷ giá sử dụng trong kế toán
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tê kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:
– Tỷ giá giao dịch thực tế.
– Tỷ giá giao dịch ghi sổ.
Vậy theo Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điểm 3 Khoản 4 Điều 2 có quy định như sau:
“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”‘
- Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế
Tại Khoản 1.3 Điều 69. Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp thanh toán nợ có liên quan tới tỷ giá như sau:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.”
- Cách hạch toán đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Việc xác định sử dụng tỷ giá nào để hạch toán kế toán khi dẫn đến vấn đề chênh lệch tỷ giá cần phải xử lý. Tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC Điều 69 khoản 4 quy định về cách hạch toán đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau.
“Điều 69. Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ):
a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
Có các TK 331, 341, 336…
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…), ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).”
Vậy đối với trường hợp của công ty chị mua hàng chưa thanh toán với khách hàng khi nhận hàng về nhập kho thì giá trị hàng hóa được hoạch toán theo tỷ giá giao dịch tức là giá USD là 21.000 VND và định khoản như sau:
- Nợ TK: 152, 156,…: 21.000
Có TK: 331: 21.000
Có TK: 3333: Thuế nhập khẩu, Thuế TTĐB…: 21.000
Có TK: 3331: Thuế GTGT phải nôp: 21.000
Khi công ty thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp sẽ phải thanh toán theo tỷ giá tại ngày thanh toán vậy như ví dụ chị đã nêu ngày thanh toán tiền hàng của công ty chị tỷ giá là 23.000 VND/USD vậy chị sẽ hoạch toán như sau:
- Nợ TK : 331: 21.000
Nợ TK: 635: (23.000 – 21.000)
Có TK: 1122: 23.000.
Vậy tóm lại nếu khi thanh toán với khách hàng có chênh lệch tỷ giá nếu tỷ giá ghi sổ < tỷ giá thanh toán dẫn tới lỗ, hạch toán vào tài khoản chi phí tài chính 635. nếu tỷ giá ghi sổ > tỷ giá thanh toán dẫn tới lãi, vậy hạch toán vào tài khoản 515.
- Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá
5.1 Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ nhưng chưa thanh toán, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
Có các TK 331, 341, 336…
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…), ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
5.2 Hạch toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:
– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…
b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
– Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách xử lý chênh lệch tỷ giá khi mua hàng và thanh toán nợ khách hàng? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)