Hướng dẫn loại bỏ và không kê khai hóa đơn đầu vào theo quy định?
Hướng dẫn loại bỏ và không kê khai hóa đơn đầu vào theo quy định rao sao? Các bạn hãy cùng kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi đặt ra: Xin chào Công ty kế toán hà nội! Trong quá trình sản xuất kinh doanh năm 2019 Công ty em có nhờ người mua Hóa đơn của một Doanh nhiệp A khác tỉnh và có thông tài khoản (thanh toán bằng chuyển khoản). Qua một năm có văn bản của công an điều tra thông báo Doanh nghiệp A có dấu hiệu bán hóa đơn và cơ quan công an đang điều tra vụ án mua bán trái phép hóa đơn. Trong quá trình kê khai em nghĩ hóa đơn không đảm bảo an toàn, sẽ xảy ra rủi ro em đã loại bỏ và không kê khai đầu vào.
Nay cơ quan Công an có văn bản gửi đến cơ quan thuế yêu cầu cơ quan thuế kiểm tra Quyết toán thuế và làm rõ về việc đã giao dịch thanh toán qua tài khoản qua đó yêu cầu cơ quan thuế xử lý sai phạm về thuế đối với công ty em. Giờ công ty em phải xử lý thế nào để giải trình với cơ quan chức năng? Xin quý công ty giúp đỡ!
Kế toán hà nội tư vấn:
Hóa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Vì vậy, để giảm bớt nghĩa vụ thuế nhiều doanh nghiệp đã tiến hành việc mua bán hóa đơn trái phép. Hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC Quy định về thời điểm xuất hoá đơn GTGT cụ thể như sau:
- Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hoá:
– Thời điểm lập hoá đơn GTGT (Ngày lập) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy, hoá đơn sẽ được lập cùng ngày với ngày xuất kho hàng hoá bán cho khách hàng. Tuy nhiên, ở đây không có giao dịch thực tế diễn ra. Vì vậy, việc xuất hóa đơn là không hợp pháp.
Về Phía công ty Qúy khách, như Qúy khách cung cấp thông tin thì Qúy khách chưa sử dụng hóa đơn để kê khai.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định :
« Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.”
Hành vi mua hóa đơn của công ty A là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn vì hóa đơn được lập không có thật toàn bộ. Hành vi này bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
“Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.”
Ngoài ra, nếu việc sử dụng hóa đơn của Qúy khách còn làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm thì còn có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế.
“Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
Tuy nhiên, trong trường hợp này vì Qúy khách không kê khai hóa đơn này nên không ảnh hưởng đến việc làm giảm hay tăng số tiền thuế phải nộp nên không bị xử phạt theo Điều luật trên.
Qúy khách có cung cấp thông tin Qúy khách đã loại bỏ hóa đơn, tuy nhiên Luật Minh Khuê không rõ Qúy khách loại bỏ bởi lý do gì và thủ tục như thế nào? Vì vậy, Qúy khách vui lòng cung cấp thêm thông tin để Luật Minh Khuê hiểu rõ hơn.
- Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn
Các hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ sau đây được xem là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp:
– Hóa đơn, chứng từ giả;
– Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
– Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ
Bao gồm:
– Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;
– Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
– Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
– Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
– Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ;
– Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn loại bỏ và không kê khai hóa đơn đầu vào theo quy định? mà Kế toán Hà Nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kế toán Hà Nội chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)