Kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở nông thôn phải đóng những thuế gì?
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở nông thôn phải đóng những thuế gì? Đây là thắc mắc của nhiều cá nhân. Để giải đáp thắc mắc trên Kế toán hà nội xin đưa ra ý kiến dưới đây các bạn hãy cùng tham khảo thêm nhé.
>>Xem thêm: Cá nhân kinh doanh trên Tiktok có bắt buộc phải đóng thuế không?
Câu hỏi đặt ra: Tôi có 1 cửa hàng tạp hóa bán lẻ tại khu vực nông thôn với số vốn 100 triệu đồng. tôi chưa xin giấy phép đăng kí kinh doanh, bán hàng không có hóa đơn. hàng tháng tôi bán được doanh số khoảng 60 triệu đồng/tháng nhưng lãi suất rất thấp nên thu nhập lơi nhuận chỉ được khoảng 1,5 đến 2triệu/ tháng. Vậy cho tôi hỏi cửa hàng của tôi phải đóng những loại thuế nào? (thuế môn bài, thuế khoán…) là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Trường hợp đăng ký và không đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Trường hợp cá nhân kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh
Đối với cá nhân kinh doanh là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp cá nhân kinh doanh là thương nhân hoặc cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh
Vì bạn mở cửa hàng bán tạp hóa nên không thuộc các trường hợp trên, vì vậy bạn phải đăng ký kinh doanh.
2.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
– Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015 NĐ-CP Nghị định về đăng kí doanh nghiệp., thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:
– Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tà chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký
– Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Lệ phí để làm thủ tục khoảng bao nhiêu?
– Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (theo thông tư 176/2012/TT-BTC)
- Đóng thuế như thế nào?
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa, bạn là một cá nhân kinh doanh. Vì vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, bạn phải đóng các loại thuế như sau:
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
+ Thuế môn bài.
Để xác định được số thuế môn bài bạn phải nộp cho một năm thì bạn phải dựa vào thu nhập của bạn là bao nhiêu để áp dụng theo 6 bậc thuế môn bài quy định tại Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 75/2002/NĐ-CP. Mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể chia làm 6 bậc như sau:
+ Thuế khoán (Thuế GTGT và thuế TNCN)
Đối với loại thuế này, khi doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm hoặc trên 8.4 triệu/tháng thì bạn sẽ phải nộp thuế TNCN và GTGT theo phương pháp khoán.
Loại thuế này được tính dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế. Cụ thể:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.
- Xác định doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế
Để xác định được doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế cần căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
“2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Tham khảo thêm:
- Đăng ký hộ kinh doanh xong không hoạt động có phải đóng thuế không?
- Nhà có xe tải nhưng không đăng ký kinh doanh vận tải thì có phải nộp thuế?
Trên đây là bài viết Kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở nông thôn phải đóng những thuế gì? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)