Lưu ý khi hạch toán các tài khoản thuế trong doanh nghiệp
Khi hạch toán lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp chúng ta cần lưu ý những gì để có thể hạch toán chính xác. Bài viết dưới đây Kế toán hà nội xin chia sẻ bài viết lưu ý khi hạch toán các tài khoản thuế trong doanh nghiệp các bạn cùng tham khảo thêm nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán xử lý biên bản kiểm tra thuế
I. Lệ phí môn bài
- Căn cứ vào lệ phí môn bài đã được duyệt kế toán hoạch toán:
Số lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 642
Có TK 3339
- Khi nộp lệ phí môn bài, kế toán căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước sẽ hạch toán:
Số tiền nộp vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3339
Có TK 111, 112
II. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
- Hàng quý căn cứ vào tình hình thực tế để ước tính thuế TNDN quý đã được duyệt:
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp kế toán hoạch toán:
* Căn cứ vào thưc tế ước tính thuế TNDN kế toán sẽ ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Thuế TNDN tạm nộp
Nợ TK 821
Có TK 3334
* Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, kế toán căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoạch toán:
Số tiền nộp vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
* Nếu doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN thì không phải hoạch toán
- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định lại số thuế TNDN phải nộp trong năm, lập tờ khai tự quyết toán thuế TNDN và căn cứ vào số thuế TNDN phải nộp phát sinh trong năm để ghi nhận bổ sung hoặc giảm chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
Trường hợp 1: Nếu thuế TNDN phải nộp lớn hơn số tạm nộp đã ghi nhận kế toán phải ghi bổ sung số thuế TNDN phải nộp
Số chênh lệch giữa số phải nộp và số tạm nộp
Nợ TK 821
Có TK 3334
Cuối năm tài chính kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Số thuế TNDN phải nộp
Nợ TK 911
Có TK 821
Trường hợp 2: Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã ghi nhận, kế toán ghi số thuế phải nộp và ghi giảm chi phí thuế TNDN:
Số chênh lệch giữa số tạm nộp và số phải nộp
Nợ TK 3334
Có TK 821
Cuối năm tài chính kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định kêt quả kinh doanh, kế toán ghi:
Số thuế TNDN tạm nộp
Nợ TK 911
Có TK 821
Ví dụ:
– Số thuế TNDN quý tạm nộp: 15
Nợ TK 821: 15
Có TK 3334: 15
– Khi nộp tiền thuế TNDN vào NSNN:
Nợ TK 3334: 15
Có 111, 112 15
– Cuối năm tài chính, kế toán xác định lại số thuế TNDN phải nộp và lập tờ khai tự quyết toán thuê TNDN:
Trường hợp 1: Số phải nộp lớn hơn số tạm nộp
+ Số thuế TNDN phải nộp: 20
Nợ TK 821: 5
Có TK 3334 5
+ Và sẽ phải nộp bổ sung là:
Nợ TK 3334 5
Có 111, 1112 5
+ Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định lợi luận sau thuế TNDN:
Nợ TK 911 20
Có TK 821 20
Trường hợp 2: Số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp:
+ Số thuế TNDN phải nộp: 12
Nợ TK 3334: 3
Có TK 821: 3
+ Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định lợi nhuận sau thuế TNDN:
Nợ TK 911: 12
Có TK 821: 12
Trên đây là bài viết Lưu ý khi hạch toán các tài khoản thuế trong doanh nghiệp mà Kế toán Hà Nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)