Mức thuế GTGT áp dụng cho khẩu trang y tế là bao nhiêu %?
Mức thuế GTGT của khẩu trang y tế nếu bán cho cá nhân, nhà nước hoặc tạp hóa là bao nhiêu? Các bạn hãy cùng kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: Những sai sót thường gặp và cách xử lý khi kê khai thuế GTGT
Câu hỏi đặt ra: Công ty em bán khẩu trang y tế không vào bệnh viện mà bán ra bên ngoài cho cá nhân, nhà thuốc hoặc tạp hóa thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu ạ? Vẫn là 5% hay là 10%? Xin được tư vấn giải đáp!
Trả lời:
Căn cứ quy định của Luật thuế giá trị gia tăn năm 2008 (Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thể phân tích cụ thể như sau:
- Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau:
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
– Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.
- Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Ngoài đặc điểm thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải chi trả khoản thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với Nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa trên.
- Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đề thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Các tính thuế giá trị gia tăng
Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ ràng rằng: để tính được thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.
Bên cạnh đó pháp luật cũng hướng dẫn chi tiết cách tính thuế giá trị gia tăng đối với từng phương pháp nhất định.
– Đầu tiên là đối với phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng:
+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có các cá nhân, hộ kinh doanh, v.v …
+ Cách tính cụ thể:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
Những hoạt động kinh doanh khác: 2%
– Và tiếp theo là đối với phương pháp khấu trừ thuế
+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán, v.v … theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.
Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
+ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng
– Đối tượng chịu thuế suất 0%:
Thuế suất giá trị gia tăng là 0% là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài đều có mức thuế giá trị gia tăng là 0% mà cần phải đáp ứng một số điều kiện luật định.
– Đối tượng chịu thuế suất 5%:
Mức thuế suất 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
– Đối tượng chịu thuế suất 10%:
Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, nếu các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng 0% hoặc thuế giá trị gia tăng 5% thì thuộc đối tượng chịu thuế suất 10%.
Mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng của khẩu trang y tế
Nếu công ty bạn tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị gia tăng của khẩu trang y tế là 5%. Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
“11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế. Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Do đó, mức thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khẩu trang ý tế là như nhâu khi công ty bạn bán cho bệnh viện hay các cá nhân, nhà nước hay các cửa hàng tạp hóa đều là 5%.
Trên đây là bài viết Mức thuế GTGT áp dụng cho khẩu trang y tế là bao nhiêu %? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)