Mức xử phạt hành theo quy định với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế?
Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế và thời hiệu xử lý đối với hành vi này khá dài so với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khác, cụ thể ra sao các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và Nghị định 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
Quy định cụ thể như sau:
Theo Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
- b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
- b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Luật Minh Khuê phân tích chi tiết quy định pháp lý về vấn đề này như sau:
Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi một công dân bởi vì thuế vì thuế là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, được quy định để nhằm mục đích đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Các chủ thể cần hiểu đầy đủ về thuế và các quy định pháp luật liên quan. Đây sẽ là tiền để mỗi cá nhân hay tổ chức có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Về cơ bản, thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước có đủ những điều kiện nhất định. Trên thực tế, thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
- Tìm hiểu về nghĩa vụ kê khai thuế
1.1 Khái quát về thuế:
Để hiểu kê khai thuế là gì trước tiên chúng ta cần có cái nhìn tổng thể về thuế, như sau:
Thuế thực chất được hiểu là mỗi khoản trích được trích được nộp bằng tiền, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước nhằm bù đắp những chỉ tiêu chung. Thuế từ lâu đã được xem như là nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với nhà nước. Theo đó, tùy vào mỗi quốc gia mà khoản thuế được góp nộp vào ngân sách nhà nước cũng sẽ khác nhau, điều này được quy định chung theo hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay, tại nước ta có nhiều loại thuế khác nhau, chúng ta nên nắm rõ từng loại để có sự phân biệt cho phù hợp. Nếu phân loại theo đối tượng chịu thuế, chúng ta sẽ có ba loại thuế cơ bản như sau:
- Thuế thu nhập:Bao gồm thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng:Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
- Thuế tài sản:Bao gồm thuế bất động sản và thuế động sản.
Nếu phân chia theo tính chất, sẽ có những loại như sau:
- Nhóm thuế trực thu: Đây là những loại thuế nhà nước trực tiếp vào pháp nhân hay cá nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được. Các chủ thể là người nộp thuế chính là người chịu thuế, không có khả năng thu hồi lại tiền ví dụ như thuế thu nhập cá nhân.
- Nhóm thuế gián thu: Đây là loại thuế đánh vào giá trị hàng hóa lưu chuyển trên thị trường. Loại thuế gián thu thì người trực tiếp nộp thuế sẽ không phải là những người chịu thuế.
Ngoài những cách phân loại cụ thể được nêu trên thì có phương pháp khác đó chính là dựa theo đối tượng cụ thể để đánh thuế.
Ta nhận thấy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế hay xã hội của một quốc gia. Không những thế, thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.
1.2 Kê khai thuế là gì?
Ta hiểu kê khai thuế như sau:
Hiểu một cách đơn giản thì kê khai thuế là việc một doanh nghiệp (cụ thể là người nộp thuế) sẽ thực hiện kê khai thuế trên máy tính riêng cố định của mình rồi sau đó nộp tờ khai thuế thông mang mạng Internet. Tất cả các quá trình nộp thuế qua mạng của các doanh nghiệp sẽ đều được thực hiện trên máy tính có kết nối mạng vì vậy doanh nghiệp (người nộp thuế) không cần phải trực tiếp nộp hồ sơ bằng giấy đến Cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Đây là dịch vụ Thuế điện tử được pháp luật về Thuế quy định và áp dụng cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kê khai thuế qua mạng và đây cũng là hình thức tự nguyện.
Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống kê khai thuế như sau:
- Hình thức kê khai thuế qua mạng sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục nộp thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế.
- Khi các chủ thể là người đại diện đi vắng có thể giao quản lý chữ ký số cho người tin cậy để ký tờ khai thuế.
- Hình thức kê khai thuế qua mạng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại Cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của các doanh nghiệp.
- Hình thức kê khai thuế qua mạng hướng tới mục tiêu hệ thống kê khai thuế, nộp thuế hiện đại, tốt nhất.
Như vậy, ta nhận thấy hình thức kê khai thuế qua mạng có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, đem lại những lợi ích to lớn cho các cá nhân và tỏ chức trên địa bàn cả nước, giảm thời gian, công sức và tiền bạc.
1.3 Trình tự đăng ký kê khai thuế:
Sau khi các chủ thể đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đăng ký khai thuế qua mạng theo quy định của cơ quan thuế, doanh nghiệp tự nguyện đăng ký kê khai thuế theo các bước sau đây:
– Bước 1: Đăng ký chữ ký số.
– Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.
Kê khai thuế là một hình thức linh hoạt và hiện đại được tạo lập nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay. Và với hình thức kê khai thuế qua mạng Internet này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thống tất cả các doanh nghiệp là người nộp thuế và cho cả Cơ quan thuế Nhà nước giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu những rủi ro, mất mát về dữ liệu.
Kê khai thuế là một hình thức nộp thuế điện tử được quy định bởi Cơ quan thuế nhưng không mang tính bắt buộc bởi vì vậy mà các doanh nghiệp có thể tự nguyện tham gia kê khai.
Các chủ thể nếu muốn kê khai thuế thì cần thực hiện đúng cá bước được nêu cụ thể bên trên. Việc đóng thuế có những vai trò rất quan trọng đối với các cá nhân hay tổ chức. Nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của nhà nước, mà trước hết được sử dụng để nhằm mục đích bù đắp các chi phí hoạt động của cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan,…
- Quy định về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập:
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu như sau:
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu cơ bản là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định nội dung như sau:
“6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau.
“Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, ca nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
- Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
- a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thuế thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;…”.
Ngoài ra, tại điểm 9.9 Khoản 9 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“9.9. Hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thù nhập khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công
- a) Hồ sơ khai thuế tháng, quý
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) mẫu số 05/KK-TNCN”
Căn cứ các quy định nêu trên, ta nhận thấy, chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.
Các cá nhân hay tổ chức sẽ cần nghiên cứu hướng dẫn nêu trên và căn cứ tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về việc kê khai thuế thu nhập cá nhân. Khoản thuế thu nhập cá nhân cần được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Đây là một trong số những chi phí dùng để trang trải cho việc bù đắp các chi phí hoạt động của cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng.
Việc thu thuế thu nhập cá nhân sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện.
- Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
Khoản 1 Điều 142 Luật quản lý thuế 2019 quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bao gồm:
– Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
– Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm , hoàn.
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.
Lưu ý:
– Người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 143 Luật quản lý thuế 2019 thì ngoài việc phải khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
- Cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định.
- Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
– Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu sô tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nếu đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
– Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế nhưng vẫn phải nộp số tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
- Người nộp thuế đã khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;
- Người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
- Mức phạt khi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
Căn cứ điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thực hiện như sau:
* Hình thức và mức xử phạt chính
Phạt 20% số tiền khai thiếu hoặc số tiền thuế đá được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau:
– Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
– Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
– Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế.
– Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm số tiền thuế được hoàn tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh ra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Bên cạnh việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm thuế vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi trên.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định hình thức xử phạt chính như trên nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi bị áp dụng biện pháp xử phạt chính trên.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (tương ứng là các mục 1, 2, 4 tại nội dung bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính) nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm, hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt 20% mà bị xử phạt với mức từ 05 – 08 triệu đồng.
Trên đây là bài viết Mức xử phạt hành theo quy định với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kế toán hà nội chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)