Những thủ tục cần làm khi nhập khẩu ô tô từ Thụy Điển về?
Những thủ tục cần làm khi nhập khẩu ô tô từ Thụy Điển về là gì? Đây là câu hỏi của 1 bạn có gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây các bạn hãy cùng kế toán hà nội tìm hiểu thêm nhé.
>>Xem thêm: Những loại thuế cần phải nộp khi nhập khẩu ô tô cũ từ Nhật Bản về?
Câu hỏi đặt ra: Xin chào quý công ty. Tôi có câu hỏi muốn được tư vấn: Doanh nhân Thụy Điển (2 quốc tịch Việt Nam và Thụy Điển) muốn nhập 1 hay 2 ô tô 5 chỗ về HCM, Việt Nam để sử dụng. Giá mua xe tại Thụy Điển 1 chiếc khoảng 15.000 USD. Xin hỏi thủ tục nhập khẩu như thế nào? Các loại thuế phải đóng? Sau khi hoàn tất các loại thuế và giấy tờ giá xe sẽ là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cám ơn!
Trả lời:
Nội dung phân tích:
Trong phần câu hỏi của bạn bạn không nêu rõ ô tô được nhập khẩu là ô tô đã qua sử dụng hay chưa vì vậy chúng tôi có một số gợi ý với trường hợp của bạn như sau:
1. Trường hợp ô tô được nhập khẩu mới 100%.
a. Nhập khẩu xe ô tô mới với trường hợp của bạn sẽ không thuộc đối tượng miễn thuế, phải nộp 03 loại thuế sau: Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đăc biệt và Thuế giá trị gia tăng.
– Về thuế nhập khẩu.
Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua, được phân loại vào phân nhóm 8703, trong đó được chia chi tiết theo các phân nhóm 06 số và phân nhóm 08 số, dựa theo dung tích xylanh và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, do bạn không nêu cụ thể dung tích xylanh, nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác mã số HS cho bạn được. Bạn có thể tham khảo mã HS tại phân nhóm 8703, tùy theo dung tích xy-lanh của xe mình muốn nhập khẩu, để tra cứu mức thuế suất tương ứng (Trong phân nhóm 8703, mức thuế suất cao nhất trong nhóm này là 70%).
– Về thuế tiêu thụ đặc biệt
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ thì xe ôtô 5 chỗ có thuế suất thuế TTĐB là:
STT | Hàng hoá, dịch vụ | Thuế suất (%) |
1 | a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | |
2 | Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống | 45 |
3 | Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 | 50 |
4 | Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 | 60 |
– Về thuế giá trị gia tăng
Căn cứ vào khoản 3, Điều 8, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì xe ô tô nguyên chiếc chịu thuế giá trị gia tăng là 10%
Về việc phân loại mã HS hàng hoá là xe ôtô nhập khẩu không căn cứ vào xe ôtô có bao nhiêu cửa, nhưng khi khai báo trên tờ khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông số như: đời xe, hiệu xe, dung tích xylanh, loại 2 cửa hay 4 cửa… để cơ quan hải quan có đầy đủ căn cứ để tính trị giá tính thuế cho phù hợp.
b. Về thủ tục nhập khẩu:
Tham khảo Công văn 1163/TCHQ-GSQL ngày 07/03/2013 của Tổng cục Hải quan thì việc nhập khẩu xe ôtô dạng phi mậu dịch phải thỏa các điều kiện theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BTC ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì: “Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
>>Xem thêm: Các loại thuế cần phải nộp khi nhập khẩu ô tô từ Ấn Độ về là gì?
2. Trường hợp ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng
a. Chính sách về thuế
– Về thuế nhập khẩu
Căn cứ Điều 1 Quyết định24/2013/QĐ-TTg ngày 03/05/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng, theo đó: Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) thuộc nhóm mã số 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:
Mô tả mặt hàng | Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi | Đơn vị tính | Mức thuế (USD) |
– Dưới 1.000cc | 8703 | Chiếc | 5.000,00 |
– Từ 1.000 đến dưới 1.500cc | 8703 | Chiếc | 10.000,00 |
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 và Điều 1 Thông tư24/2013/TT-BTC ngày 03/05/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng, theo đó: Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) thuộc nhóm mã số 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:
a) Đối với xe ôtô loại có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc:
Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD
b) Đối với xe ôtô có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên:
Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD
c) X nêu tại các điểm a, b khoản này được xác định như sau:
X = giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của dòng xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đang ký tờ khai.”
– Về thuế tiêu thụ đặc biệt
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ thì xe ôtô 7 chỗ có thuế suất thuế TTĐB là:
STT | Hàng hoá, dịch vụ | Thuế suất (%) |
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | ||
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống | 45 | |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 | 50 | |
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 | 60 |
– Về thuế giá trị gia tăng
Xe ôtô nguyên chiếc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là : 10%.
b. Thủ tục nhập khẩu
Theo quy định tại mục II Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Tài chính – Bộ Công an thì ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn). Đồng thời, ô tô nhập khẩu không phải là loại có tay lái nghịch (tay lái bên phải), ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi kết cấu.
Mặt khác, theo quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, ngoài bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo quy định, phải nộp 1 trong 3 chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký.
b) Giấy chứng nhận lưu hành.
c) Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.
Giấy chứng nhận quy định tại điểm a, b, c nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ôtô được đăng ký lưu hành cấp.
Căn cứ điểm 3 phần III của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu sau: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay có thêm Cảng quốc tế Vũng tàu; theo Thông tư số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14/06/2010). Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập.”
Tham khảo Công văn 1163/TCHQ-GSQL ngày 07/03/2013 của Tổng cục Hải quan thì việc nhập khẩu xe ôtô dạng phi mậu dịch phải thỏa các điều kiện theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BTC ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì: “Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
Trên đây là bài viết Những thủ tục cần làm khi nhập khẩu ô tô từ Thụy Điển về? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)