Hướng dẫn cách tính thuế với hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể cửa hàng kinh doanh cần phải nộp 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế gía trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân Theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài Chính.
Các loại thuế, phí hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh phải nộp
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu đối với cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh.
Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, thì các loại thuế, phí phải nộp như sau: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế tài nguyên (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).
Hướng dẫn cách tính thuế môn bài
Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định: Mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
Mức lệ phí môn bài cụ thể như sau: doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xống được miễn phí môn bài, từ 100 – 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300 nghìn đồng, từ 300 – 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500 nghìn đồng, từ trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1 triệu đồng.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
– Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm (tức là từ 1/7) thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm (tức là chỉ phải nộp 1/2).
Chú ý: Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
4 Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Hướng dẫn Cách tính thuế GTGT và TNCN:
Được quy định tại Điều 2,3 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Chú ý: Nếu cá nhân kinh doanh có Doanh thu từ 100tr/năm trở xuống -> Thì không phải nộp thuế GTGT, TNCN.
– Cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
1. Căn cứ tính thuế
– Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Xác định số thuế phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
b) Doanh thu tính thuế
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
2) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
– Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
– Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư 92.
Đối với hóa đơn sử dụng:
– Nếu Hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn bán hàng thì phải làm thủ tục mua hóa đơn bán của cơ quan thuế cấp.
>>Xem thêm: Tổng hợp những lỗi thường mắc phải khi làm kế toán thuế, kế toán doanh nghiệp