Khoản chi từ thiện có được tính vào chi phí hợp lý không?
Tính chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất quan trọng vì giúp giảm thuế phải nộp. Vậy khoản chi từ thiện có được tính vào chi phí hợp lý không? Các bạn hãy cùng kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp không cần hóa đơn
- Khái niệm chi phí hợp lý
Chi phí hợp lý hay còn gọi là chi phí được trừ được sử dụng trong các doanh nghiệp, nhất là trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp nhưng trong pháp luật về thuế không có định nghĩ cụ thể về chi phí hợp lý.
Việc không định nghĩa là điều hợp lý vì chi phí hợp lý dùng để xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế thu nhập doanh nghiệp, những chi phí được trừ trong thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp nên không thế định nghĩa cụ thể, chung chung cho mọi chi phí.
Căn cứ điều kiện chi phí được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có thể hiểu đơn giản chi phí hợp lý như sau:
Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều kiện để khoản chi là chi phí hợp lý
Cũng tại căn cứ trong Thông tư 96/2015/TT-BTC ta có những điều kiện để khoản chi được tính là chi phí đặc biệt. Bao gồm 3 điều kiện là:
Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên qua đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là những khoản chi nhằm tạo doanh thu trong kì, bao gồm
– Tiền lương tiền công, các khỏa thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động như: tiền bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp theo quy định, đào tạo dạy nghề, …
– Chi phí vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu,… chi phí cho hoạt động kinh doanh, phù hợp định mức, tạo ra doanh thu trong kì;
– Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất; kinh doanh, tạo ra doanh thu trong kì
– Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kì, …
– Chi phí cho bộ máy quản lý, hoặc phí quản lý nộp cấp trên theo quy định
– Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp không được khấu trừ
– Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập
– Các khoản tổn thất do thiên tại, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường
– Hàng hóa hư hỏng do hết date, do sinh hóa tự nhiên không được tính và chi phí được trừ
– Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa có doanh thu
– Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, hoa hồng môi giới, ….
– Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường
– Lỗ chênh lệch tỷ giá
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ giáo dục, y tế, thiên tai, làm nhà hỗ trợ cho người nghèo đúng đối tượng
– Các khoản phạt hợp đồng,
– Các khoản trích lập dự phòng
– Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ
Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật
Hóa đơn, chứng từ thỏa mãn những điều kiện sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại thông tư 39/2014/TT-BTC
– Các chứng từ chứng minh các khoản chi theo quy định của pháp luật kế toán
– Bản kê mẫu 01/GTGT kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC
Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng
Là chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Không chỉ là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Và các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ cả 3 điều kiện trên mới được tính là chi phí hợp lý
Tóm lại, Doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu khoản chi đó phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi đó có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp
Lưu ý:
– Trưởng hợp mua hàng hóa, dịch vụ mà từng lần phát sinh mua có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
– Trường hợp khi thanh toán mà doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kì tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
- Khoản chi từ thiện có được tính chi phí hợp lý không?
Câu trả lời là CÓ. Các khoản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là:
Các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật, Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu khoản chi cho đúng đối tượng và có đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định
Đối với các khoản chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty cổ phần X mỗi năm tài trợ xạ trị ung thư cho 1000 trẻ em nghèo, đơn vị nhận là giám đốc Bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương. Vì có hồ sơ xác nhận tài trợ và đúng đối tượng trẻ em mắc bệnh ung thư có hoàn cảnh khó khăn nên mỗi năn khoản tài trợ của công ty cổ phần X được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.
- Các chi phí hợp lý phổ biến
Căn cứ điều kiện trên và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy một số khoản chi phí được trừ phổ biến như sau:
– Tiền lương, tiền công và các chi phí khác trả cho người lao động như tiền bảo hiểm, trợ cấp,… trừ khoản chi thuộc trường hợp quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
– Doanh nghiệp chi trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm của người lao động phù hợp với quy định Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành nếu đáp ứng điều kiện theo quy định
– Chi phụ cấp đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp có khản tiền đi lại, phụ cấp, tiền ở cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền ở, tiền đi lại, tiền phụ cấp.
– Khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật
– Chi phi nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư cho hoạt động kinh doanh
– Phần chi từ 03 triệu đống / tháng / người trở xuống để: Mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động,….
Tham khảo thêm:
- Công ty cho nhân viên đi nghỉ mát có được tính vào chi phí hợp lý không?
- Khoản phí mua vé máy bay cho giám đốc có được tính vào chi phí hợp lý không?
Trên đây là bài viết Khoản chi từ thiện có được tính vào chi phí hợp lý không? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)