Quy định mức phạt bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn là bao nhiêu?
Quy định mức phạt bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn là bao nhiêu? Trong trường hợp mà không xuất hóa đơn cho người mua hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào? và các quy định pháp lý hiện nay về lĩnh vực thuế, hóa đơn liên quan ra sao. Bài viết dưới đây kế toán hà nội sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm nhé.
>>Xem thêm: Hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
1. Những trường hợp không phải xuất hóa đơn
Căn cứ theo thông tư 119/2014/TT-BTC quy định những trường hợp không cần xuất hóa đơn như sau:
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh hay đảm bảo tính liên tục trong ciệc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng, nộp thuế giá trị gia tăng.
– Các trường hợp đơn vụ kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao tài sản, các đơn vị kinh doanh không cần phải lập hóa đơn.
– Các trường hợp xuất vật tư, thiết bị, máy móc, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, hoàn trả, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, đúng quy định thì đơn vị kinh không phải lập hóa đơn, tính hay nộp thuế giá trị gia tăng.
– Đối với các đơn vị kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, co sự luân chuyển nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, các đơn vị kinh doanh cần phải có những quy định rõ ràng với đối tượng và hạn mức hàng hóa dịch vụ được sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Những trường hợp không phải xuất hóa đơn theo thông tư 219/2013/TT-BTC các trường hợp không cần kê khai hóa đơn và không cần nộp thuế như sau:
– Các khoản thu – nhận tiền thưởng, hỗ trợ, bồi thường, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, đơn vị chỉ cần lập chứng từ thu theo quy định
– Các giao dịch mua dịch vụ từ tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
– Các giao dịch bán tài sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh và không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng
– Giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có chịu thuế giá trị gia tăng của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Các tài sản cố định đang sử dụng nhưng đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn; hoặc điều chuyển giữa các đơn vị thành viên bởi một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không cần phải lập hoá đơn và kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
– Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp….
– Trường hợp thu đòi người thứ 3 đối với hoạt động bảo hiểm
– Các khoản thu hộ nhưng không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.
– Doanh thu từ việc hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý thì không cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC thì có quy định rằng hàng hóa xuất kho nhưng được luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không cần phải lập hóa đơn.
Như vậy thì trong những trường hợp trên là sẽ không cần phải xuất hóa đơn còn những trường hợp khác mà không xuất hóa đơn theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo thêm: Ban quản lý lâm thời chung cư không xuất hóa đơn tài chính là đúng hay sai?
2. Xử phạt khi bán hàng hóa mà không lập hóa đơn.
Căn cứ theo điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
– Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ
– Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ, đến số lớn nhưng khác quyển( dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
– Lập sai hóa đơn theo quy định đã giao cho người khác mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác lập nghĩa vụ nộp thuế
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hoàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
– Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Lập hóa đơn không theo thứ tự từ nhỏ đến số lớn theo quy định
– Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế
– Lập sai hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã khai thuế, trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo theo quy định
– Lập hóa đơn điện từ khi chưa có thông báo chấp nhận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế
– Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định trên.
Biện pháp khắc phụ hậu quả: buộc lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
Như vậy thì đối với trường hợp không lập hóa đơn thì có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm.
Trên đây là bài viết Quy định mức phạt bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn là bao nhiêu? mà Kế toán hà nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)