Cách xác định Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN trong doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là 02 thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết dưới đây các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu Cách xác định Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN trong doanh nghiệp qua bài viết sau.
I. Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN khác nhau thế nào?
Thu nhập chịu thuế là tiền đề, cơ sở để xác định thu nhập tính thuế. Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế.
- Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác như:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoản.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản.
- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
- Thu nhập từ cho thuê dưới mọi hình thức.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ tiền lãi gửi, lãi cho vay vốn.
- Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.
- Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá.
.v.v…
(Xem chi tiết tại Điều 7 thông tư 78/2014 được sửa đổi bởi điều 5 thông tư 96/2015)
Cụ thể, để phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN cần phải xem xét các công thức xác định thu nhập tính thuế.
Cách xác định thu nhập tính thuế bao gồm:
- Bước 1: Xác định khoảng thời gian khai thuế
- Bước 2: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế
- Bước 3: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế được miễn, giảm khi nộp thuế.
- Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế theo công thức
Các công thức xác định thu nhập tính thuế TNCN khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay không cư trú và tùy thuộc vào loại thu nhập chịu thuế.
* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân cư trú:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế, có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.
* Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và không cư trú
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10 triệu đồng/lần/hợp đồng
Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế. Có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.
* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú; từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế
Theo đó, thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.
II. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập
Để bạn đọc tiện theo dõi và dễ hình dung hơn về thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, LuatVietnam đã tổng hợp các công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập chịu thuế dưới đây:
Các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân | Công thức tính thuế TNCN |
Từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công | |
– Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên | Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất |
– Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ/ký HĐLĐ dưới 03 tháng | Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả * Thuế suất 10% |
– Đối với cá nhân không cư trú | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 20% |
Từ đầu tư vốn | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Từ chuyển nhượng từ chuyển nhượng vốn | |
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 20% |
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1% |
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
+ Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,… + Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân. |
Thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10% |
Tham khảo thêm:
- Những lưu ý khi làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế TNCN
- Một số điều cần biết về quyết toán thuế TNCN 2022
- Tổng hợp một số sai sót trong quyết toán thuế TNCN
Trên đây là bài viết Cách xác định Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN trong doanh nghiệp mà Kế toán Hà Nội tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)